Tiêu chuẩn TCVN 8301:2009 – Máy đóng mở kiểu vít me cho Công trình thủy lợi

TCVN 8301 : 2009   được chuyển đổi từ 14 TCN 190 : 2006 theo quy định tại khoản 1 điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a, khoản 1 điều 7 của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

TCVN 8301 : 2009 do Trung tâm Khoa học và Triển khai kỹ thuật thủy lợi thuộc trường Đại học Thủy lợi biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.


T I Ê U  C H U Ẩ N  Q U Ố C  G I A TCVN 8301 : 2009


Công trình thủy lợi – Máy đóng mở kiểu vít

Yêu cầu kỹ thuật trong thiết kế, chế tạo, lắp đặt, nghiệm thu

Hydraulics structures – Technical requirements operating screw mechanism

designing, manufacturing,acceptance, trasfer

1 Phạm vi áp dụng

1.1. Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về thiết kế, chế tạo, lắp đặt, nghiệm thu, bàn giao các máy đóng mở kiểu vít dùng để nâng cửa van trong các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện, giao thông, cải tạo môi trường.

1.2. Tiêu chuẩn này áp dụng cho các máy đóng mở kiểu vít thuộc mọi loại hình: chế tạo mới, sửa chữa, phục hồi, nâng cấp hoặc mở rộng.

1.3. Khi nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, lắp đặt, ngoài việc tuân theo những quy định trong tiêu chuẩn này còn phải tuân thủ các tiêu chuẩn hiện hành khác có liên quan.

2  Thuật ngữ và định nghĩa

2.1  Máy đóng mở kiểu vít  (Operating screw mechanism)

Thiết bị cơ khí thuỷ công dựa trên nguyên lý truyền động vít – đai ốc. Đai ốc quay tại chỗ làm trục vít chuyển động tịnh tiến kéo cửa van lên hoặc xuống theo phương dọc trục.

2.2  Lực đóng mở  (Power of press and lift)

Lực thắng được lực cản lớn nhất, được xác định ở vị trí bất lợi nhất khi đóng hoặc mở cửa van.

2.3  Máy đóng mở kiểu vít quay tay  (Screw mechanism operated by hand)

Máy đóng mở được dẫn động bằng tay quay.

vit me quay tay  Tiêu chuẩn TCVN 8301:2009   Máy đóng mở kiểu vít me cho Công trình thủy lợi

MDM4  Tiêu chuẩn TCVN 8301:2009   Máy đóng mở kiểu vít me cho Công trình thủy lợi

2.4  Máy đóng mở kiểu vít chạy bằng điện (Screw mechanism operated by electric power)

Máy đóng mở được dẫn động bằng động cơ điện.

MDM8  Tiêu chuẩn TCVN 8301:2009   Máy đóng mở kiểu vít me cho Công trình thủy lợi

2.5  Nguồn động lực  (transfer element)

Nguồn động lực hay bộ phận truyền lực là động cơ điện hoặc quay tay.

2.6  Hộp giảm tốc (Gear box)

Bộ phận truyền động từ nguồn động lực đến vít me.

2.7  Hộp chịu lực  (Carrier-box)

Bộ phận truyền chuyển động quay từ hộp giảm tốc thành chuyển động tịnh tiến của trục vít và truyền tải trọng đóng mở xuống nền. Hộp chịu lực còn gọi là giá đỡ hoặc thân máy, hoặc saxi máy đóng mở.

2.8  Trục vít  (Ballscrews)

Trục có ren chuyển động tịnh tiến làm nhiệm vụ đóng mở cửa van.

2.9  Bộ phận chỉ thị và hạn chế hành trình (Indicator odometer)

Cơ cấu báo độ mở và cho phép cửa van đóng mở trong khoảng hành trình đã xác định trước.

2.10  Hạn chế mômen quá tải (Overload momentum protection)

Cơ cấu ngắt nguồn điện động cơ khi mô men cản lớn hơn mômen tải động cơ một giá trị nhất định, nhằm bảo vệ an toàn cho máy.

3  Ký hiệu

Máy đóng mở kiểu vít được ký hiệu là QVĐn.

trong đó:

Q   là trị số biểu thị lực đóng mở của máy đóng mở, tấn;

V    là kiểu máy đóng mở trục vít – đai ốc;

Đ    là biểu thị máy đóng mở chạy điện và cả quay tay;

n   là biểu thị số trục vít – đai ốc; n có giá trị là 1 hoặc 2.

VÍ DỤ: Máy 10VĐ1 là loại máy đóng mở kiểu trục vít – đai ốc có lực đóng mở 10 tấn, chạy điện (kết hợp quay tay khi không có điện), có 01 trục vít – đai ốc.

4  Yêu cầu chung

4.1  Máy đóng mở chạy điện phải có bộ phận quay tay khi mất điện và phải có các tiếp điểm hành trình (tiếp điểm cuối) để tác động dừng đóng (hoặc mở) cửa khi cửa van đóng (mở) hoàn toàn.

4.2  Các động cơ của máy đóng mở kiểu vít làm việc tới 40 % mômen xoắn yêu cầu. Động cơ chế tạo theo tiêu chuẩn IEC 34, có thể làm việc khi điện áp lưới thay đổi trong phạm vi ±10 % so với điện áp định mức. Động cơ đặt ngoài trời phải có vỏ bảo vệ cấp IP54.

4.3  Động cơ phải có hộp che để tránh các tác động xấu của môi trường và được trang bị các bảo vệ sau:

- Bảo vệ chống quá tải;

- Bảo vệ chống ngắn mạch;

- Bảo vệ chống quá điện áp;

- Bảo vệ chống kém áp;

- Bảo vệ chống mất pha;

- Bảo vệ chống kẹt rô to.

5  Yêu cầu về vật liệu

5.1 Khi thiết kế cần phải lựa chọn các loại vật liệu đã được tiêu chuẩn hoá.

5.2  Phải ghi rõ và đầy đủ trong bản vẽ chế tạo hoặc trong yêu cầu kỹ thuật các loại vật liệu dùng để chế tạo các chi tiết, các bộ phận của máy.

5.3  Vật liệu trước khi đưa ra chế tạo các bộ phận chịu lực chính như trục, gối đỡ, hộp chịu lực, bánh răng, khớp nối, vít … phải có nhãn mác theo quy định, chứng chỉ của nhà sản xuất, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, nếu không phải lấy mẫu để kiểm tra tại các phòng thí nghiệm hợp chuẩn. Vật liệu được sử dụng phải theo đúng chỉ dẫn trong các bản vẽ thiết kế chế tạo.

5.4  Trước khi sử dụng, thép phải được nắn thẳng, phẳng và được làm sạch gỉ, dầu mỡ.

5.5  Que hàn phải có nhãn mác, xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng, các chỉ tiêu phù hợp với loại thép hàn và bản vẽ thiết kế, đảm bảo tính chất cơ lý và được bảo quản theo quy định.

5.6  Vật liệu sơn phủ, bảo vệ bề mặt làm việc và tiếp xúc môi trường phải được lựa chọn theo đúng yêu cầu kỹ thuật của thiết kế, đảm bảo chất lượng và yêu cầu kỹ thuật. Vật liệu sơn phủ phải được ghi đầy đủ nhãn mác, hạn sử dụng, tính chất hoá lý rõ ràng. Không được sử dụng các loại sơn phủ tự pha chế chưa được công nhận hay loại sơn phủ không rõ nguồn gốc.

5.7  Vật liệu gioăng chặn dầu mỡ phải được sản xuất tại cơ sở chuyên ngành, có chứng chỉ về các chỉ tiêu cơ lý, hoá học bảo đảm khả năng làm việc ở môi trường khắc nghiệt.

5.8. Vật liệu chế tạo các bộ phận máy tham khảo Phụ lục A.

6   Yêu cầu về thiết kế

6.1  Lựa chọn các thông số của máy

Các thông số sau đây của máy đóng mở kiểu vít bắt buộc phải lựa chọn trước khi thiết kế máy:

a)  Lực đóng mở Q,  kN hoặc N;

b)  Hành trình đóng mở Lmax, m;

c)  Thời gian đóng mở bằng điện Tđ, min;

d)  Thời gian đóng mở bằng quay tay  Tqt, min;

e)  Chế độ làm việc.

6.2  Tính toán chọn động cơ và phân bố tỷ số truyền

Sau khi lập sơ đồ truyền động của máy  (Hình A.1; Phụ lục A) tiến hành chọn công suất động cơ và tỷ số truyền của máy.

6.3  Chọn công suất động cơ

trong đó:

Mđ/ô là mô men cần thiết khi quay đai ốc trên trục vít me;

Mqt là mô men trên trục tay quay;

P      là lực một người;

r       là bán kính tay quay;

m     là số người;

k       là hệ số quay không  đều.

Tỷ số truyền động đóng mở bằng quay tay tăng lên tỷ lệ thuận theo lực nâng, được chọn theo Bảng 2

6.5 Thiết kế bộ truyền động

Sau khi tính toán chọn được động cơ, phân phối tỷ số truyền động, chọn hộp giảm tốc, yêu cầu tính toán các bộ truyền động bánh răng côn, truyền động vít đai ốc, truyền động trục vít – bánh vít. Cách tính toán thiết kế tham khảo Phụ lục B hoặc tham khảo các tài liệu thiết kế cơ khí hiện hành.

7  Yêu cầu về chế tạo

7.1 Yêu cầu kỹ thuật gia công tại xưởng

7.1.1 Gia công cơ khí

7.1.1.1 Các phôi thép phải cắt bằng máy cắt, máy cưa, trường hợp ngoại lệ có thể cắt bằng khí ôxy. Không được cắt thép bằng que hàn.

7.1.1.2  Phôi thép sau khi cắt phải tẩy sạch ba via, xỉ, không để nổi cục gồ ghề quá 1 mm trên bề mặt và không có vết rạn nứt.

7.1.1.3  Khi sử dụng phôi đúc bằng gang hoặc thép, phải bảo đảm chất lượng phôi đúc và bảo đảm kích thước phôi có tính đến độ dư gia công phù hợp yêu cầu bản vẽ thiết kế theo tiêu chuẩn hiện hành. Cho phép có các khuyết tật nếu chiều sâu khuyết tật không lớn hơn 10 % chiều dày phôi đúc. Được phép hàn vá các khuyết tật nhưng phải đảm bảo theo quy định trong tiêu chuẩn liên quan.

7.1.1.4  Độ chính xác gia công chế tạo của tất cả các chi tiết phải tuân thủ bản vẽ thiết kế, trong trường hợp không quy định cụ thể thì các sai số chế tạo không thấp hơn cấp 8 theo tiêu chuẩn liên quan.

7.1.1.5  Khi gia công các chi tiết có độ chính xác cao như bánh răng, bánh vít, trục vít … phải lập quy trình công nghệ chế tạo.

7.1.1.6  Độ không đồng trục, độ ôvan, độ lệch rãnh then so với đường tâm chuẩn không lớn hơn            1/2 dung sai kích thước đường kính ngõng trục nơi lắp ghép bánh răng, ổ bi.

7.1.1.7  Độ đảo vai trục lấy theo cấp chính xác IT8 và theo kích thước đường kính trục.

7.1.1.8  Vỏ hộp giảm tốc, vỏ hộp chịu lực: Các bề mặt lắp ghép, các nắp phải được gia công nhẵn, phẳng đạt cấp chính xác 0 hoặc 6 theo tiêu chuẩn liên quan.

7.1.1.9  Dung sai khoảng cách trục khi gia công không thấp hơn cấp 8 theo tiêu chuẩn liên quan.

7.1.1.10  Các khớp nối trục : Độ đảo hướng tâm và mặt mút lấy bằng ± 0,005.D khớp.

7.1.1.11  Ren vít – Đai ốc : Được chế tạo theo ren thang hoặc ren chữ nhật theo cấp chính xác của TCVN về ren vít – đai ốc.

7.1.2  Gia công kết cấu thép

7.1.2.1  Dụng cụ đo lường kết cấu phải dùng gồm thước lá, thước góc, thước cuộn bằng kim loại có độ chính xác cấp 2, theo tiêu chuẩn liên quan.

7.1.2.2  Công tác chuẩn bị vật liệu thực hiện theo yêu cầu sau:

a)   Nắn và uốn thẳng thép trước khi gia công tránh tạo vết xước, vết lõm, khuyết tật khác trên bề mặt;

b)   Khi cắt thép để gia công cấu kiện cần xác định rõ công nghệ chế tạo để tính độ dư gia công do co ngót khi hàn và lắp ráp;

c)  Khi lấy dấu thủ công chỉ được sử dụng mũi vạch và con tu.

7.1.2.3  Cho phép khoan lỗ trên các chi tiết trước hoặc sau khi đã hàn ghép thành kết cấu và phải khoan tại xưởng để đảm bảo trục của lỗ thẳng góc với mặt chi tiết. Các lỗ và quy cách khoan phải theo đúng bản vẽ thiết kế.

7.1.2.4  Cho phép áp dụng khoan lỗ trực tiếp theo phương pháp lấy dấu trên máy khoan chạy hơi ép, máy khoan điện. Trường hợp chế tạo hàng loạt phải khoan theo dưỡng hoặc dùng rô bốt khoan điều khiển theo chương trình.

7.1.2.5  Công tác hàn thực hiện theo yêu cầu sau:

a)   Khi hàn đính chỉ cần mối hàn có chiều cao tối thiểu để khi hàn chính thức mối hàn này sẽ làm nóng chảy mối hàn đính. Chiều cao mối hàn đính không lớn hơn 0,5 chiều cao mối hàn chính thức theo thiết kế. Không được bố trí mối hàn đính tại vị trí mối hàn chính giao nhau;

b)   Que hàn đính và hàn chính phải cùng loại và phù hợp với mác thép hàn, chất lượng mối hàn tương tự nhau;

c)   Phải đảm bảo kiểu vát mép, kích thước khe hở giữa các chi tiết khi hàn và kích thước mối hàn theo đúng chỉ dẫn trên bản vẽ thiết kế;

d)  Chỉ được phép hàn chồng lớp tiếp theo khi đã đánh sạch xỉ và khuyết tật lớp hàn trước;

e)   Thợ hàn hồ quang phải có chứng chỉ văn bằng hợp cách;

g)   Sau khi hàn xong phải đánh sạch hết xỉ, mạt kim loại trên bề mặt. Khi tẩy bỏ không làm hỏng bề mặt kết cấu và phải bảo đảm bằng phẳng và nhẵn mặt;

h)   Kiểm tra khuyết tật bề mặt mối hàn bằng mắt thường, kính lúp và đo kích thước mối hàn bằng dưỡng;

i)   Việc xử lý khuyết tật mối hàn phải theo tiêu chuẩn liên quan.

7.1.2.6  Khi liên kết các bộ phận kết cấu bằng bu lông, phải đánh sạch các bề mặt lắp ghép. Độ kín khít khi xiết chặt bu lông được kiểm tra bằng thước lá có bề dày 0,3 mm, thước không thể lùa vào sâu quá 20 mm.

7.2  Yêu cầu kỹ thuật lắp ráp và kiểm tra tại xưởng

7.2.1  Phải có đủ tài liệu thiết kế, quy trình công nghệ trước khi lắp ráp thành các cụm thiết bị tại xưởng.

7.2.2  Các chi tiết máy và kết cấu trước khi lắp phải kiểm tra số lượng và chứng nhận chất lượng sau gia công xuất xưởng theo bản vẽ lắp của từng phân xưởng.

7.2.3    Lắp ráp các cụm thiết bị tại xưởng : Hộp giảm tốc, hộp chịu lực phải được lắp ráp và căn chỉnh thành bộ hoàn chỉnh trước khi đưa tới hiện trường lắp đặt. Sai số lắp ráp và kiểm tra được tham khảo trong Bảng B13, Phụ lục B.

7.2.4. Sau khi lắp ráp, các bộ phận máy phải được chạy thử không tải theo thiết kế tại xưởng và có biên bản nghiệm thu cho từng bộ phận. Hộp giảm tốc chạy thử 4 giờ có đảo chiều, các cơ cấu khác chạy thử 2 giờ có đảo chiều.

7.2.5. Nhiệt độ dầu trong hộp giảm tốc cho phép khi chạy thử, xem Bảng B.14 – Phụ lục B.

7.2.6  Nghiệm thu tại xưởng: Sau khi lắp ráp và chạy thử phải tiến hành kiểm tra và có xác nhận của trước khi sơn chống gỉ.

7.2.7  Kết quả nghiệm thu của và việc đánh giá chất lượng chế tạo phải được ghi vào biên bản và đóng dấu kiểm tra lên sản phẩm mới được xuất xưởng.

7.2.8  Nội dung kiểm tra (KCS):

a)  Sự phù hợp của vật liệu đã dùng để chế tạo so với thiết kế;

b)  Độ chính xác kích thước và dung sai lắp ghép cho phép;

c)  Chất lượng các mối ghép hàn, các mối ghép bu lông;

d)  Kết quả chạy thử;

e)  Chất lượng lớp sơn chống gỉ;

g)  Kiểm tra độ chính xác các số liệu ghi nhật ký chế tạo, lý lịch máy và tài liệu nghiệm thu.

8  Ghi nhãn và sơn phủ

8.1  Nhãn mác

8.1.1  Máy đóng mở kiểu vít chạy điện hoặc quay tay đều phải có nhãn mác hàng hoá.

8.1.2  Nhãn mác phải ghi đầy đủ các thông tin sau:

- Tên cơ sở sản xuất, địa chỉ;

- Tên sản phẩm;

- Thông số kỹ thuật : lực đóng mở, tốc độ đóng mở, công suất động cơ … ;

- Kích thước, trọng lượng;

- Sản xuất theo tiêu chuẩn nào;

- Ngày, tháng, năm sản xuất.

8.2  Sơn phủ

8.2.1  Tất cả các bộ phận, kết cấu sau khi đã chế tạo xong và đã được xác nhận mới được tiến hành sơn phủ.

8.2.2    Bề mặt kim loại phải làm nhẵn, khô ráo, sạch dầu mỡ trước khi sơn.

8.2.3    Loại sơn phải có chứng chỉ nguồn gốc, còn hạn sử dụng.

8.2.4    Loại sơn, chiều dày lớp sơn phủ và quy trình công nghệ sơn phải tuân thủ thiết kế quy định và phù hợp với các tiêu chuẩn liên quan.

8.3 Ghi nhãn

8.3.1  Tất cả các máy đóng mở kiểu vít sau khi chế tạo phải gắn nhãn. Nội dung nhãn mác quy định tại Điều 8.1.2.

8.3.2  Nhãn được gắn trên nắp hộp chịu lực.

9  Lắp đặt máy tại công trình

9.1  Phải dùng thiết bị cẩu đúng tải trọng, tốc độ và chiều cao nâng phù hợp, phải móc cẩu đúng vị trí trên máy đóng mở.

9.2  Chiều dày lớp bê tông dưới bệ lắp máy và hộp chịu lực không nhỏ hơn 50 mm.

9.3  Sai số chiều cao đặt máy so với thiết kế trong khoảng ± 50 mm.

9.4  Sai lệch vị trí của tai treo trên cửa van phẳng theo hướng kéo cửa so với thiết kế cho phép  ± 5 mm.

9.5  Độ lệch tâm của trục vít me so với tâm tai cửa £ 5 mm.

9.6  Độ không vuông góc của trục vít kép so với mặt phẳng ngang phải nhỏ hơn ± 0,5 mm/1 m của khoảng cách giữa hai vít.

9.7 Độ thăng bằng của máy được nối với cánh cửa bằng chốt cứng trong mặt phẳng nằm ngang không vượt quá ± 0,5 mm/1 m chiều dài khoảng cách giữa hai hộp chịu lực.

10  Vận hành máy

10.1  Kiểm tra mức dầu mỡ bôi trơn trong hộp giảm tốc, hộp chịu lực, trục vít đai ốc.

10.2 Trước khi vận hành máy, đặc biệt là máy mới vận hành lần đầu phải dùng tay quay, quay thử các bộ phận quay của máy. Nếu có hiện tượng kẹt hoặc tiếng kêu lạ là phải dừng kiểm tra xử lý ngay.

10.3  Kiểm tra sự làm việc của thiết bị điện trong hệ thống phân phối và điều khiển.

10.4  Kiểm tra lại điện trở cách điện của động cơ và cáp điện trước khi máy chạy.

10.5 Sau khi kiểm tra và xử lý tất cả các vướng mắc về kỹ thuật bắt đầu chạy thử động cơ, xác định chiều quay của động cơ.

10.6  Gạt ly hợp sang vị trí chạy điện, theo dõi cơ cấu làm việc.

10.7 Trong quá trình máy vận hành phải theo dõi máy làm việc. Nội dung theo dõi gồm:

- Chế độ dòng điện áp;

- Chỉ số nhiệt độ;

- Chỉ số dầu bôi trơn;

- Máy chạy êm, không quá nóng ở một số cơ cấu truyền lực.;

- Không có tiếng kêu lạ;

- Chạy ổn định, không rung.

10.8  Vận hành đóng mở van trong trạng thái khô ba lần và hai lần thử nước đồng thời kiểm tra các thông số sau:

- Công suất tiêu thụ động cơ;

- Vận tốc nâng hạ;

- Nhiệt độ tại các ổ bi, cơ cấu chịu lực ;

- Máy làm việc êm, không rung giật đặc biệt tại các bánh răng ăn khớp.

11  Quy trình vận chuyển và xếp kho

11.1  Phải xác định kích thước, trọng lượng hàng và quãng đường vận chuyển để lựa chọn phương tiện thích hợp.

11.2  Phải có phương án kê kích và chằng buộc để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện vận chuyển.

11.3  Phải kiểm tra lại toàn bộ danh mục hàng, các tài liệu liên quan và quan sát để phát hiện những sai hỏng, thiếu hụt khi giao nhận tại xưởng cũng như khi dỡ hàng sau vận chuyển. Tất cả sai sót thiếu hụt đều phải ghi biên bản.

11.4  Các bộ phận bôi trơn hở phải thay mỡ mới, các lỗ tra dầu phải nút kín.

11.5  Các cụm máy và thiết bị điện phải để trong kho, kê cao, khô ráo trên các giá gỗ.

12  Nghiệm thu, bàn giao

12.1  Nghiệm thu tĩnh

12.1.1 Các tài liệu khi nghiệm thu tĩnh gồm có:

a)  Tài liệu thiết kế kỹ thuật, chế tạo chi tiết, lý lịch thiết bị, chất lượng thép, que hàn, bu lông và các vật liệu khác;

b) Tài liệu hướng dẫn vận hành, các trường hợp hỏng hóc hoặc sự cố thường gặp và biện pháp khắc phục. Danh mục các vật tư phụ tùng thay thế cho các thiết bị của máy đóng mở;

c)  Biên bản xác nhận thay đổi thiết kế và vị trí lắp đặt (nếu có);

d)  Biên bản nghiệm thu từng phần các công việc lắp đặt thiết bị tại hiện trường;

e)   Biên bản kiểm tra và bản vẽ hoàn công lắp đặt thiết bị;

g)   Biên bản nghiệm thu công tác xây dựng có liên quan đến thiết bị;

h)   Nhật ký lắp đặt;

i)   Tài liệu giao nhận thiết bị, vận chuyển của chủ đầu tư và đơn vị lắp đặt.

12.1.2  Lập biên bản nghiệm thu, đánh giá thiết bị đã được lắp tĩnh vào công trình theo đúng thiết kế và cho phép chạy thử không tải.

12.2  Nghiệm thu chạy thử không tải

12.2.1 Chạy thử không tải nhằm xác định tình trạng hoạt động của thiết bị, bao gồm các nội dung sau:

a) Thời gian chạy thử theo yêu cầu thiết kế của nhà chế tạo;

b)  Kiểm tra hành trình đóng mở của vít;

c)  Kiểm tra độ rung động, ổn định của thiết bị;

d)  Kiểm tra hệ thống làm việc, động cơ, dầu, li hợp và thiết bị quay tay.

12.2.2  Lập biên bản nghiệm thu chạy thử không tải khi chạy đủ thời gian quy định và khi đạt yêu cầu kỹ thuật theo các số liệu đo đạc được.

12.3  Nghiệm thu chạy thử có tải

12.3.1  Các thông số kỹ thuật sau đây cần xác định khi chạy thử có tải :

a)  Thời gian chạy thử do nhà thiết kế và chế tạo quy định;

b)  Kiểm tra lực đóng mở, tốc độ đóng mở của thiết bị, mức độ kín khít khi đóng và mở hoàn toàn;

c)  Mức độ tăng tải trọng, áp suất tác dụng của hộp chịu lực;

d)  Kiểm tra sự bôi trơn của các bộ phận;

e)  Kiểm tra nhiệt của các bộ phận ổ, hộp giảm tốc, hộp chịu lực;

g)  Kiểm tra độ ổn định, rung động khi làm việc;

h)  Kiểm tra độ ăn khớp, chịu lực của các cơ cấu;

i)  Kiểm tra làm việc trong trường hợp dùng tay quay.

12.3.2  Hội đồng nghiệm thu kiểm tra và lập biên bản nghiệm thu nếu đạt yêu cầu kỹ thuật.

12.4   Bàn giao thiết bị đưa vào sử dụng

Sau khi hội đồng nghiệm thu ký vào biên bản nghiệm thu, tiến hành bàn giao thiết bị để đưa vào sử dụng. Nội dung bàn giao gồm:

a) Bàn giao các tài liệu đã lập khi nghiệm thu tĩnh, nghiệm thu không tải và có tải;

b) Bàn giao thiết bị cho nhà sử dụng;

c) Ký biên bản bàn giao thiết bị;

d) Xác định trách nhiệm bảo hành của nhà cung cấp thiết bị.

12.5  Những vấn đề cần chú ý

12.5.1  Các kết quả trong quá trình kiểm tra, thử nghiệm và kết luận nghiệm thu phải ghi đầy đủ vào biên bản nghiệm thu.

12.5.2  Sau khi kiểm tra, nghiệm thu nếu có sai sót cần sửa chữa thì phải thực hiện trước khi tổng nghiệm thu.

12.5.3  Cơ quan tư vấn thiết kế phải soạn thảo hướng dẫn quy trình vận hành, bảo dưỡng thiết bị và bàn giao.

12.5.4  Tất cả các hồ sơ nghiệm thu phải được lưu trữ theo quy định hiện hành.

QUÝ KHÁCH CÓ NHU CẦU VỀ  MÁY VÍT ĐÓNG MỞ CỬA VAN XIN VUI LÒNG LIÊN HỆ:

Email: dangsinh@vnid.vn

Hotline: 097.967.0025 (Mr Sinh)

Kiến thức về máy nâng , , , , , , , , , , , , , , , Leave a comment

Kích thước bản vẽ cầu trục

bản vẽ cầu trục 5 tấn 300x172 Kích thước bản vẽ cầu trục

Hình 1: Bản vẽ nguyên lý tủ điện cầu trục 5 tấn

ban ve ct1 300x212 Kích thước bản vẽ cầu trục

Hình 2: Bản vẽ kỹ thuật cầu trục

ban ve ct2 300x186 Kích thước bản vẽ cầu trục

Hình 3: Thông số kỹ thuật

ban ve ct33 300x196 Kích thước bản vẽ cầu trục

Hình 4: cầu trục

cụm bị động 300x210 Kích thước bản vẽ cầu trục Hình5 : Cụm bị động

Cụm chủ động 300x212 Kích thước bản vẽ cầu trục Hình 6: Cụm chủ động

VNID.,JSC chuyên tư vấn, cung cấp lắp đặt, chế tạo  cầu trục, cổng trục. Với đội ngũ kỹ sư, nhân viên nhiều năm trong lĩnh vực thiết bị nâng hạ sẽ giúp bạn trên mọi chặng đường của mõi công trình.

Cầu trục, cổng trục, Palang, tời điện, Đăng Sản Phẩm 1 Comment

Cáp thép cho cơ cấu nâng hạ, cáp tời, cáp cẩu

Có rất nhiều loại cáp thép và cấu tạo của cáp thép trên thị trường như cáp chống xoắn, cáp mạ kẽm, cáp xoắn phải, cáp xoắn trái…vv. Sau đây tôi giới thiệu 1 số loại cáp thép thông dụng chuyên dùng cho cơ cấu nâng hạ:

1. Cáp thép chuyên dùng cho cầu trục, palang, tời nâng, tời kéo:

Có 3 loại cáp thép ngày nay thường được sử dụng cho các loại tời nâng, palang, cầu trục là loại 6×19; 6×36 và 6×37. Các thông số đó là số lượng sợi cáp để bện nên 1 sợi dây cáp hoàn chỉnh. Ví dụ loại 6×36 thì cáp có 6 bối và trong mỗi bối cáp đó có 36 sợi cáp nhỏ không bao gồm phần lõi của cáp thép.

6x36 Cáp thép cho cơ cấu nâng hạ, cáp tời, cáp cẩu

Để chọn được cáp thép sao cho phù hợp với tải trọng vật cần nâng thì nhà sản xuất sẽ dựa vào chất lượng cáp thép và lực kéo đứt của mỗi loại cáp thép để tính toán và lựa chọn. trong catalogue của mỗi loại cáp thép được nhà sản xuất đều ghi rõ thông số cường độ cáp (mác thép) ví dụ 1450, 1550, 1770, 1950 N/mm2 đây chính là lực kéo đứt được tính trên đơn vị 1mm2. Vậy cáp có lực kéo đứt càng lớn thì độ chịu tải càng cao. Với mỗi kích thước cáp thì đều có lực kéo đứt tương đương.

Các bạn có thể tham khảo tại đây: http://vnid.vn/product.php?pn=Cap-thep&pid=84

Với cơ cấu nâng hạ, việc chọn cáp thép phải dựa vào độ an toàn theo tiêu chuẩn thông thường độ an toàn được tính từ 5,5 trở lên đối với hàng hóa và từ 10 trở lên đối với việc nâng người. ví dụ để nâng sản phẩm có tải trọng là 10 tấn thì phải chọn cáp có lực kéo đứt phải đạt từ 55 tấn trở lên. Khi tải trọng quá lớn thì chúng ta phải tăng số nhánh cáp lên để giảm kích thước cáp.

Cáp thép chống xoắn là loại cáp được bện theo 2 chiều, lõi được bện theo chiều trái thì các bối cáp bên ngoài được bện theo chiều phải. Cáp chống xoắn dùng cho nâng hạ thường được sử dụng là loại 19×7 hoặc 35×7 dùng cho cẩu tháp hoặc tời kéo , tời nâng có chiều dài cáp lớn.

Writed by Mr Sinh (097.967.0025)

Kiến thức về máy nâng, Thiết bị khác, Tài liệu chuyên ngành , , , , , , Leave a comment

Các bản vẽ điện Palang

Ban ve dien toi nang

Palang, tời điện Leave a comment

Quy trình bảo dưỡng cầu trục

NỘI DUNG HƯỚNG DẪN BẢO DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN VÀ ĐỊNH KỲ.
cau trục 1 dầm1 300x179 Quy trình bảo dưỡng cầu trục 1.1. Kiểm tra và bảo dưỡng hàng ngày trong quá trình đang làm việc hoặc không làm việc.
Cách thực hiện như sau:
Kiểm tra bất kỳ tiếng kêu lạ khác thường nào đó và độ rung từ motor, phanh của xe lớn, xe con, tời. Từ các kết cấu hộp số, vòng bi, tang cáp, khung dầm, ray điện… So với kết quả kiểm tra của những lần trước.
+ Độ rung từ motor, phanh có thể là những nguyên nhân sau:
· Kết cấu cơ khí của phanh không được hoàn chỉnh.
· Khe hở của phanh không chính xác (tời: 0.75mm, xe con-xe lớn: 0.6mm).
· Độ không đồng tâm của trục motor với hộp giảm tốc.
· Khớp nối motor không tốt.
· Trục motor bị cong.
· Hệ thống ray cáp, tủ điện.
+ Độ rung từ những kết cấu khác.
· Khung rầm, ray nhà xưởng không tốt.
· Khung rầm, con lăn của cầu trục
· Móc cẩu bị hỏng và toàn bộ bu lông ecu bị rơ lỏng. Phải kiểm tra móc phải quay tự do.
· Kiểm tra hệ thống puly phải tự do và không bị hỏng hóc.
· Kiểm tra dây cáp phải đảm bảo xoắn đều và không nằm ngoài rãnh của tang cáp.
- Kiểm tra tất cả các phanh vê tình trạng tiếp xúc của má phanh với bánh phanh có đều không nếu không phải căn chỉnh lại, vệ sinh sạch sẽ bề mặt làm việc của bánh phanh tránh để dầu mỡ bui bẩn dính bám vào bánh phanh.
- Kiểm tra và xiết lại tất cả các bu lông khóa cáp của tời nhỏ và tời to.
- Kiểm tra dây cáp có bị xước, gấp, đứt sợi nào không? Nếu có trường hợp nào xảy ra phải báo để cho dừng cầu trục và thay ngay.
- Kiểm tra mỡ bôi trơn cho cáp, nêu khô phải bôi mỡ bổ xung.
- Kiểm tra lại toàn bộ cầu trục để siết lại hệ thống bu lông, êcu tai các vị trí chân phanh, chân động cơ, chân hộp giảm tốc, chân tời nhỏ, to, bu lông bắt mặt bích của các khớp nối…
- Kiểm tra hệ thống xe lớn, xo con, tời khi có tải thẻ ở các chiều khác nhau xem có tiếng ồn, rung động hay không.
- Kiểm tra tình trạng của động cơ về thân động cơ, quạt gió và hộp đấu cáp lên động cơ.
- Kiểm tra các cực hạn.
1.2. Hướng dẫn bảo dưỡng định kỳ.
1.2.1. Hướng dẫn bôi trơn.
a. Mục đích
Việc bôi trơn cho tiết bị cầu trục ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng làm việc bình thường của các cơ cấu đồng thời tăng tuổi thọ của các chi tiết máy và việc sản xuất được an toàn tránh hư hỏng thiết bị. Do đó cần phải thường phải xuyên kiểm tra tình hình bôi trơn ở các điểm bôi trơn theo chu kỳ bổ xung và thay thế dầu mỡ.
b. Phân bố các điểm bôi trơn trên cầu trục

Tên bộ phận Chu kỳ bôi trơn Vật liệu bôi trơn Ký hiệu Phương pháp bôi trơn
Dây cáp thép 1 tháng Mỡ phấn chì Quét phủ đều
Các bộ khớp nối 3 tháng Mỡ thường Tra mỡ bằng tay
Gối đỡ các cụm bánh xe 1 tháng Mỡ thường Dụng cụ tra mỡ
Các hộp giảm tốc 6 tháng Dầu BRCN XP220 Rót vào thùng
Các gối đỡ trên tang cuốn cáp 1 tháng Mỡ chịu nhiệt BTH252 Dụng cụ tra mỡ
Trục, puly móc cấu 1 tháng Mỡ chịu nhiệt BTH252 Dụng cụ tra mỡ
Trục, puly cố định trên gia xe con 1 tháng Mỡ chịu nhiệt BTH252 Dụng cụ tra mỡ
Bình dầu động cơ phanh 6 tháng Dầu thủy lực 20 Rót vào bình
Ghi chú:
- Đối với dây cáp trước khi tra mỡ phải vệ sinh sạch sẽ chất bẩn bám trên dây cáp rồi dùng dầu hỏa sạch hết mỡ cũ. Dùng khí nén với áp lực khoảng 1-2 bar thổi sạch hêt dầu hỏa dính bám trên dây cáp. Sau đó cho tang cáp quấn hết cáp lên đến vị trí cực hạn trên quét phủ đều mỡ lên dây cáp theo chu vi của tang quấn cáp để bôi trơn mặt ngoài của dây cáp, tiếp theo cho tang cáp quay ngược lại nhả cho cáp xuống cực hạn dưới quét phủ đều mỡ theo chu vi của tang quấn để bôi trơn cho mặt trong của dây cáp.
- Đối với 02 cầu nạp liệu nhà máy thép do làm việc trong môi trường nhiệt độ cao nên phải thường xuyên kiểm tra tình trạng bôi trơn của dây cáp để bổ sung mỡ thường xuyên đảm bảo an toàn khi làm việc.
- Đối với các hộp giảm tốc khi thay dầu phải thoát hết dầu cũ trong hộp sau đó dùng khí nén với áp lực khoảng 1-2 bar thổi vào bên trong hộp vệ sinh sạch sẽ hết cặn bẩn, mạt sắt… Dính bám trong hộp, sau đó đổ dầu vào hộp theo mức báo dầu.
1.2.2. Hướng dẫn bảo trì.
a. làm sạch và kiểm tra máy móc:
- Loại bỏ những bụi bẩn có trên cầu trục  bằng khí nén hoặc giẻ sạch.
- Làm sạch các động cơ điện bằng khí nén áp suất vừa phải (1.5/2 bar).
b. Các chi tiết cần kiểm tra độ chặt:
Kiểm tra việc xiết chặt các đai ốc và bu lông, chân phanh, chân động cơ, chân các hộp giảm tốc… Đặc biệt là của khớp nối và những phần chuyển động. Luôn phải vặn chặt bằng mô men lực xiết vừa đủ.
c. Khớp nối răng.
Các cơ cấu an toàn như các hộp, nắp bảo vệ… chỉ được tháo ra khi máy đã dừng hẳn và phải được lắp lại trước khi khởi động lại máy.
- Kiểm tra tiếng ồn của khớp nối: Nếu có tiếng ồn, kiểm tra độ hở giữa các bánh răng ăn khớp và kiểm tra xem mỡ có được tra đủ trong khớp răng hay không. Sự rò rỉ mỡ từ các vòng gioăng kín cho biết sự không đồng tâm giữa các trục.
- Kiểm tra và căn chỉnh lại độ đồng tâm, thay gioăng đệm nấu cần.
- Khi kiểm tra và xiết trặt các bu lông của khớp nối nên dùng cờ lê lực để kiểm soát lực siết, cần siết chặt các bu lông theo thứ tự theo kiểu hình chữ thập như hình vẽ
d. Tời quấn cáp.
- Kiểm tra và xiết lại tất cả các bu lông khóa cáp của tời nhỏ và tời to.
- Kiểm tra các gối đỡ của tời lớn và tời nhỏ xem có tiếng kêu khác lạ nào không, kiểm tra độ rơ của các vòng bi.
- Kiểm tra dây cáp có bị xước, gấp, đứt sợi nào khồn?
- Kiểm tra tất cả các phanh về tình trạng tiếp xúc của má phanh với bánh phanh có đều không nếu không phải căn chỉnh lại (theo mục căn chỉnh phanh), vệ sinh sạch sẽ bề mặt làm việc của bánh phanh tránh để dầu mỡ bụi bẩn dính bám vào bánh phanh.
- Kiểm tra khả năng làm việc của móc cẩu xem có bị biến dạng không, các puly có bị kẹt không, cáp thép có bị xước, gấp, lệch ra khỏi puly không nếu cáp không đạt yêu cầu phải thay cáp mới (theo mục thay cáp).
e. Hộp giảm tốc.
- Tiến hành thay dầu lần thứ nhất cho hộp giảm tốc. Các lần thay dầu tiếp theo có thể thực hiện theo bảng chỉ dẫn về dầu trong giai đoạn trung gian.
- Kiểm tra mức dầu còn lại khi máy dừng, nếu thấy cạn cần phải bổ xung ngay, sử dụng cung một loại dầu khi đổ mới.
- Bất ký sự dò rỉ nào ở phía trong hộp giảm tốc cùng phải được khắc phục lại ngay.
- Đảm bảo rằng không co sự dò rỉ dầu từ các mặt bích và các gioăng đệm của trục.
- Kiểm tra các bu lông đã được vặn chặt chưa và kiểm tra sự liên kết của các chi tiết kết nôi.
- Kiểm tra tiếng ồn của bánh răng: Nếu ngae thấy những tiếng ồn lạ của bánh răng thì có thể do việc bôi trơn không hiệu quả hay sự mài mòn vượt mức cho phép của bánh răng.
- Trong quá trình vận hành máy nên thường xuyên nghe tiếng ồn của vòng bi.
- Kiểm tra nhiệt độ làm việc của vòng bi không được vượt quá 50oC. Việc kiểm tra này có thế tiến hành ngay khi máy đang chạy hoặc sau khi máy mới dừng.
Trong khi máy ngừng hoạt động, nếu cần thiết hãy tiến hành các công việc kiểm tra sau:
- Kiểm tra vị trí thích hợp của các vòng bi trong và ngoài.
- Làm sạch các ổ bi.
- Kiểm tra tình trạng của các vỏ bọc.
- Kiểm tra các dấu hiệu hư hỏng bằng cách xoay chậm các trục.
- Kiểm tra sự quay của các trục.
f. Xe con và xe cầu.
- Kiểm tra tình trạng chuyển động của các bánh xe và độ tiếp xúc của các bánh xe với đường ray tránh để dầu mỡ bụi bẩn dính bám trên ray vệ sinh sạch sẽ hoặc dùng cát mịn rắc lên để tạo ma sát.
- Kiểm tra các bánh xe của xe con và xe lớn xem có bị kẹt, trượt trên đường ray và có bị ăn đường ray không?
- Kiểm tra các hộp giảm tốc tại các vị trí xe con, xe lớn, tời to, tời nhỏ xem tình trạng ăn khớp của các bánh răng trong hộp giảm tốc, độ nhớt của dầu, độ rơ của các vòng bi.
- Kiểm tra tất cả các phanh về tình trạng tiếp xúc của má phanh với bánh phanh có đều không nêu không phải căn chỉnh lại (theo mục căn chỉnh phanh), vệ sinh sạch sẽ bề mặt làm việc của bánh phanh tránh để dầu mỡ bụi bẩn dính bám vào bánh phanh.
- Kiểm tra độ chắc chắn của các mối hàn tấm ép đường ray xe con.
- Kiểm tra độ đồng tâm và xiết lại tất cả các bu lông của các khớp nối động cơ với giảm tốc, giảm tốc với cụm bánh xe.
- Kiểm tra toàn bộ bu lông và cóc ray của đường ray xe lớn nêu lỏng phải xiết lại.
- Kiểm tra độ võng trên xà chính và độ biến dạng của các chi tiết khac.
- Kiểm tra toàn bộ tấm ép ray của xe con, bu lông, cóc ray của xe lớn, khoảng cách tâm ray và cốt cao của mặt ray.
- Kiểm tra toàn bộ bu lông liên kết trên cầu trục đặc biệt là các bu lông nối hai dần chính với nhau.
- Kiểm tra giá của cầu trục và các chi tiết kết cấu khác.
1.2.3. bảng bảo dưỡng định kỳ: Tùy vào kế hoạch sản xuất từng nhà máy.
1.2.4. Hướng dẫn bảo dưỡng đặc biệt.
1. Nguyên tắc thay cáp:
Khi thay cáp mới phải đảm bảo điều kiện: Đúng quy cách, mẫu mã chiều dài cáp như thiết kế ban đầu, đường kính cáp không được lớn hơn hoặc nhỏ hơn 0,05d so với dây cáp ban đầu. Nguyên tắc thay như sau:
Hạ móc cẩu trên một giá đỡ phù hợp. Tháo nắp bảo vệ tời. Tháo cáp từ bạc kép cáp, tháo hướng dẫn cáp, chạy motor tời để nhả cáp từ chống cáp và tháo bu lông đai ốc của kẹp
- Đưa cáp mới và đúng rãnh trên tang cáp, cố định đầu cáp tại kẹp tang cáp cần nhớ lực xiết tới giá trị cần thiết tùy theo loại bu lông.
- Quấn cáp trên trống cáp, Luồn cáp quanh hệ puly và qua bạc kẹp theo sơ đồ.
- Lắp nêm cáp và ép cáp quanh nêm và bạch kẹp cáp. Rút cáp vào bạc kẹp cáp. Cố định kẹp cáp đến vị trí chết cuối cùng của cáp.
- Luôn nhớ kiểm tra hoạt động của cực hạn co chính xác hay không sau khi thay cáp, cần thử tời lên xuống để căn chỉnh.
- Kiểm tra có xoắn cáp hay không nêu không tháo bạc kẹp cáp để tách xoắn cáp.
2. Nguyên tắc chăn chỉnh phanh.
Hệ thống phanh là loại phanh điện từ hành trình ngắn. Khi co điện và động cơ cánh quạt quay làm áp lực dầu trong bình sẽ đẩy pit tông và cần đẩy lên làm nhả má phanh ra.
- Khi khe hở má phanh và bánh phanh lớn hay khi thực hiện tho tác phanh thì không ăn ngay hoặc bị trôi khi đó cần điều chỉnh hành trình của bộ đẩy động vì vậy cần điều chỉnh chiều cao H1. Phương pháp điều chỉnh như sau:
Nới lỏng hai ecu 6 và 8 sau đó xoay cần vít me 7 chuyển động theo chiều xiết vào của hai ecu 6 và 8 khi đố khe hơ má phanh và bánh phanh sẽ giảm đi, điều chỉnh mà khe hở này khoảng 0,6mm, thử phanh nếu đạt thì xiết chặt hai ecu và 8 để cố định cần vít me 7. Chú ý khi điều chỉnh không nên để khe hở má phanh và bánh phanh nhỏ quá sẽ chóng lam mòn má phanh khi đó cần nới hai ecu 6 và 8 ra rồi thao tác theo chiều ngược lại. Khi điều chỉnh hành trình của bộ đẩy động không được thì phải điều chỉnh lực bẩy đẩy động phương pháp như sau: Nới lỏng ecu 4 kẹp chặt đầu vuông phần đuôi cần vít me 3 xoay ecu 5 điều chỉnh lò xo trong đường giá của lò so, tùy theo khe hở cảu phanh mà điều chỉnh lực của lò so sau khi điều chỉnh xong xiết chặt ecu 4 và 5. Khi căn chỉnh cần chú ý khe hở của hai má phanh hai bên bánh phanh đều nhau bằng cách điều chỉnh ecu 1.
1.2.5. Những dụng cụ sử dụng cho bảo dưỡng.
Các dụng cụ thông thường: Các dụng cụ tháo lắp, bôi trơn và làm sạch, căn chỉnh như: Các loại cờ lê, mỏ lết, chìa khóa lục giác, Bơm mỡ bằng tay, giẻ lau….

Cầu trục, cổng trục, Kiến thức về máy nâng, Tài liệu chuyên ngành , , Leave a comment

Kiểm tra định kỳ cầu trục

Chế độ kiểm tra định kỳ cầu trục

cau truc 3 2 300x179 Kiểm tra định kỳ cầu trục

I. KIỂM TRA RAY ĐƯỜNG CHẠY
- Kiểm tra liên kết vai cột và đường chạy Không được lỏng
- Độ sạch trên bề mặt ray Phải sạch sẽ
- Độ lỏng của bulong  ray Không được lỏng
- Đo khẩu độ

Cho phép sai lệch: Trên dưới 5mm (loại treo)
Cho phép sai lệch: Trên dưới 10mm (loại chạy trên)
- Độ nghiêng của ray
1/300 hoặc ít hơn (loại treo)
1/500 hoặc ít hơn (loại chạy trên)
- Độ chênh lệch giữa 2 đường chạy
1/500 x (khẩu độ) hoặc ít hơn
- Khe hở nối ray: Tối đa 5mm trên bề mặt
- Độ biến dạng và nứt của ray: Không bị nứt và biến dạng
- Độ mòn bề mặt: tối đã 5% so với kích thước ban đầu.
- Độ mòn bề mặt ray: tối đa 10% so với kích thước ban đầu

II. KIỂM TRA DẦM CẦU TRỤC

1- Hộp đầu dầm

- Độ biến dạng, độ nứt và phần nối không bị biến dạng, hư hỏng và nứt
- Độ mài mòn bề mặt bánh xe Kiểm tra số liệu thực tế
- Độ mài mòn vành bánh xe Kiểm tra số liệu thực tế
- Độ biến dạng vật liệu Không bị biến dạng và nứt
- Tình trạng của bánh răng motor Răng bánh không bị hư hỏng

2- Dầm cầu trục
Không được lỏng
Không bị nứt
Độ mòn và biến dạng của ray ngang
Kiểm tra số liệu thực tế
Tình trạng bulong nối dầm
Tình trạng mối hàn
3- Bánh răng
- Độ mài mòn của răng cuốn: Tối đa 20% so với độ dầy ban đầu tại vòng bước răng
- Độ mài mòn của bánh răng hành trình ngang: Tối đa 1% so với đường kính trục
- Độ mòn của trục bánh răng: Tối đa 40% so với độ dầy ban đầu tại vòng bước răng
4- Trục và vòng bi: Tối đa 2% so với đường kính trục
5- Phanh
- Cuộn hút phanh: Không bị nứt và biến dạng
- Còn vận hành được một cách đầy đủ: Không bị nứt và biến dạng
- Độ hao mòn phanh
Khóa chặn phanh
6- Dầu bôi trơn: Dầu bôi trơn cho các bộ phận phải đầy đủ
7- Bánh xe di chuyển ngang độ mòn bề mặt bánh xe
Kiểm tra số liệu thực tế
Độ mòn bề dầy vành bánh xe
Kiểm tra số liệu thực tế
8- Moto di chuyển ngang: Độ mòn và biến dạng của phanh bánh xe không bị nứt và biến dạng
- Vít chặn phanh: Không bị lỏng
- Hao mòn của phanh: Còn vận hành được một cách đầy đủ
9- Moto di chuyển dọc
- Đo khe hở phanh: Số liệu chấp nhận: 0.5 ~ 0.8 mm
- Độ mòn và biến dạng của phanh bánh xe
Không bị nứt và biến dạng
- Vít chặn phanh: Không bị lỏng
- Hao mòn vật lý của phanh: Còn vận hành được một cách đầy đủ
10- Móc treo
- Độ mòn của móc treo: Kiểm tra số liệu thực tế
- Độ hở (hoác) móc: Kiểm tra số liệu thực tế
- Mức độ hư hỏng của móc: Không bị nứt trên bề mặt móc
- Kiểm tra chốt giữ: Không bị lỏng
11- Cáp
- Độ biến dạng, bào mòn… của cáp
Không bị tưa xước quá 10% bên ngoài cáp
Không bị giảm đi quá 7% so với đường kính cáp
- Tình trạng đầu dây cáp: Không bị cắt và mòn
- Chiều dài cáp: Bảo đảm được chiều dài quy định
12- Nút bấm
- Tình trạng hoạt động: Tiếp xúc tốt

III. KIỂM TRA HỆ THỐNG ĐIỆN

1- Chổi lấy điện
- Độ mòn bề mặt tiếp xúc: Không mòn quá vạch chuẩn
2-Hệ thống điện dọc
- Độ mòn bề mặt tiếp xúc: Tiếp xúc tốt
3- Dây điện sâu đo & cầu chì
- Không bị hỏng, ngắt mạch. Không có tình trạng bất thường
4- Cáp điện
Khởi động từ
Khởi động từ nâng hạ
Khởi động từ phanh nâng hạ
Khởi động từ chạy ngang
Khởi động từ chạy dọc
Công tắc giới hạn
Tình trạng hoạt động
Hoạt động tốt
5- Con chạy
- Tình trạng con chạy: Chạy êm
6- Công tắc nguồn
Không bị mất pha

IV. KIỂM TRA CHẠY THỬ CẦU TRỤC

1- Chạy không tải
- Kiểm tra trước khi cho chạy thử: Không có gì trở ngại, vận hành không tải, chạy cùng với hoạt động của nút bấm điều khiển. Không có tiếng ồn.
2- Chảy có tải
Tại ngay chính giữa, đo độ võng và độ phục hồi của dầm cầu trục
Độ võng <= 1/700 hoặc 1/1000 so với khẩu độ và phải trở lại trạng thái ban đầu sau khi bỏ tải.
- Tời cuốn cáp và thả cáp: Không xảy ra tiếng ồn và rung
- Phanh điện từ: Độ lệch móc <= 1% so với khoảng cách cuốn cáp trong 1 phút sau khi ngưng bấm nút nâng.
- Hành trình ngang của tời nâng: Không xảy ra tiếng ồn và rung
- Hành trình dọc của tời nâng: Không xảy ra tiếng ồn và rung

Cầu trục, cổng trục, Kiến thức về máy nâng, Tài liệu chuyên ngành, Đăng Sản Phẩm , , Leave a comment

Các ứng dụng của Ru lô cuốn cáp điện dạng lò xo

Ru lô cuốn nhả cáp điện hay còn gọi là tang cuốn cáp điện là dòng sản phẩm chuyên dùng để cấp nguồn cho thiết bị nâng hoặc di chuyển có rất nhiều kiểu dáng và mẫu mã khác nhau nên tùy thuộc vào chiều dài cáp cần quấn nhả và tiết diện cáp để có thể lựa chọn cho mình 1 chiếc ru lô cuốn cáp sao cho phù hợp nhất với mục đích sử dụng và kinh tế nhất.

Các kiểu lắp đặt ru lô cuốn cáp cho từng cơ cấu:

Ảnh của koreel.vn

Nhìn vào hình ảnh trên ta thấy có 9 kiểu lắp đặt ru lô để cuốn nhả cho từng cơ cấu nâng hạ hoặc di chuyển.

+ Ru lô cuốn cáp dạng lò xo: Là loại ru lô có khả năng cuốn lại cáp dựa vào lực phục hồi của lò xo, loại ru lô này được thiết kế gồm lò xo lá được cuốn quanh trục ru lô chiều dài của lò xo bằng chiều dài của cáp điện cuốn trên thân tang của nó, tùy thuộc vào tiết diện dây dẫn và chiều dài dây dẫn người ta sẽ chế tạo lò xo sao cho đủ lực để có thể cuốn cáp lại và đảm bảo độ bền,  trục của ru lô được gắn với 1 hệ thống vành góp để lấy điện khi rulo cuốn nhả để cáp không bị xoắn khi cuốn nhả.

IMG 0493 Các ứng dụng của Ru lô cuốn cáp điện dạng lò xoCấu tạo bên trong của Ru lô dạng lò xo

IMG 5437 Các ứng dụng của Ru lô cuốn cáp điện dạng lò xo

*Ưu điểm: Giá thành rẻ, dễ chế tạo

*Nhược điểm: Chiều dài cáp không quá 50m, cáp cuốn thường có tiết diện nhỏ <16mm2, sử dụng liên tục trong thời gian dài phải thay thế lò xo vì lò xo bị dãn lâu ngày sẽ mất lực đàn hồi.

Cung cấp Ru lô lò xo Hàn Quốc tại Việt nam: 097.967.0025 (Mr Sinh)

Tài liệu chuyên ngành , , , , , Leave a comment

thế nào được gọi là cảm biến? sensor là gì?

Bộ cảm biến là thiết bị điện tử cảm nhận những thay đổi từ môi trường bên ngoài và biến đổi thành các tín hiệu điện để điều khiển các thiết bị khác. Cảm biến là một trong ba thành phần cơ bản của hệ thống điều khiển.

Có nhiều loại cảm biến khác nhau như cảm biến nhiệt, cảm biến quang, cảm biến hồng ngoại,…

Ung dung cua cam bien Sensor
Ứng dụng của cảm biến trong thực tế

Biến trở tuyến tính, biến trở góc quay dùng để chuyển đổi sự dịch chuyển thành điện áp. Ngoài ra còn có thể chuyển đổi kiểu điện cảm và điện dung… Nguyên tắc chung để đo các đại lượng không điện như nhiệt độ, quang thông, lực, ứng suất, kích thước, di chuyển, tốc độ… bằng phương pháp điện là biến đổi chúng thành tín hiệu điện. Cấu trúc thiết bị đo gồm ba thành phần :

Bộ phận chuyển đổi hay cảm biến, cơ cấu đo điện và các sơ đồ mạch trung gian hay mạch gia ông tín hiệu ví dụ như mạch khuếch đại, chỉnh lưu, ổn định. Cảm biến xenxin làm phần tử đo lường trong các hệ bám sát góc quay, truyền chỉ thị góc quay ở cự ly xa mà không thực hiện được bằng cơ khí.

Biến áp xoay (quay) dùng để biến đổi điện áp của cuộn sơ cấp hoặc góc quay của cuộn sơ cấp thành tín hiệu ra tương ứng với chúng. Biến áp xoay sin, cos để đo góc quay của rôto, trên đặt cuộn sơ cấp, thành điện áp tỉ lệ thuận với sin hay cos của góc quay đó. Biến áp xoay tuyến tính biến đổi độ lệch góc quay của rôto thành điện áp tỉ lệ tuyến tính.

Con quay 3 bậc tự do và con quay 2 bậc tụ do được sử dụng làm các bộ cảm biến đo sai lệch góc và đo tốc độ góc tuyệt đối trong các hệ thống ổn định đường ngắm của các dụng cụ quan sát và ngắm bắn.

Cảm biến tốc độ – bộ mã hóa quang học là đĩa mã trên có khắc vạch mà ánh sáng có thể đi qua được. Phía sau đĩa mã đặt phototransistor chịu tác dụng của một nguồn sáng. Động cơ và đĩa mã được gắn đồng trục, khi quay ánh sáng chiếu đến phototransistor lúc bị ngăn lại, lúc không bị ngăn lại làm cho tín hiệu ở cực colecto là một chuỗi xung. Trên đĩa mã có khắc hai vòng vạch, ngoài A trong B có cùng số vạch, nhưng lệch 90° (vạch A trước B là 90°). Nếu đĩa mã quay theo chiều kim đồng hồ thì chuỗi xung B sẽ nhanh hơn chuỗi xung A là ½ chu kỳ và ngược lại. Thiết bị đo tốc độ như DC Tachometer, AC Tachometer, Optical Tachometer.

Cảm biến nhiệt độ như Pt 56Ω, Pt 100Ω, Thermocouple…

Cam bien nhiet do do am
Cảm biến nhiệt độ – Độ ẩm
Tiêu chí đánh giá và lựa chọn sensor :

- Phạm vi cảm nhận (khoảng cách cảm nhận)
- Sai số (có 3 tiêu chí đánh giá sai số : độ trễ của mắt, độ phân giải, và độ tuyến tính hóa )

Một số loại cảm biến thường gặp :

acceleration sensor:  bộ cảm biến gia tốc

acoustic sensor:  bộ cảm biến âm thanh

air flow sensor:  bộ cảm biến dòng không khí

Contact Image Sensor (CIS):  bộ cảm biến hình ảnh tiếp xúc

contact sensor:  bộ cảm biến tiếp xúc

electric sensor: bộ cảm biến điện

electrochemical sensor:  bộ cảm biến điện hóa

end-or-tape sensor:  bộ cảm biến cuối băng

Fibre Optic Rate Sensor (FORS):  bộ cảm biến tốc độ sợi quang

fingerprint sensor:  bộ cảm biến dấu tay

fluidic flow sensor:  bộ cảm biến dòng chất lỏng

fluidic sensor: bộ cảm biến lỏng

force sensor:  bộ cảm biến lực

Geostationary Earth Climate Sensor (GECS):  bộ cảm biến khí hậu trái đất địa tĩnh

heat sensor bộ cảm biến nhiệt

image sensor:  bộ cảm biến hình ảnh

inertial sensor:  bộ cảm biến quán tính

laser sensor:  bộ cảm biến laze

light sensor:  bộ cảm biến ánh sáng

Linear Self Scanning Sensor (LISS):  bộ cảm biến tự quét tuyến tính

multicolour sensor:  bộ cảm biến đa màu

optical sensor:  bộ cảm biến quang

Optical Sensor (OPS): bộ cảm biến quang

optical sensor signal:  tín hiệu bộ cảm biến quang

oxygen sensor:  bộ cảm biến ô-xy

paper sensor:  bộ cảm biến giấy

proximity sensor:  bộ cảm biến độ gần

radar sensor:  bộ cảm biến rađa

remote sensor:  bộ cảm biến từ xa

RF sensor:  bộ cảm biến RF

RF sensor:  bộ cảm biến tần số vô tuyến (vô tuyến vũ trụ)

Sea-Viewing of Wide Field Sensor (akaSeaWiFS) (SEAWIFS)

Quan sát biển của bộ cảm biến phạm vi rộng (cũng có thể viết tắt SeAWiFS)

sensor system: nhóm bộ cảm biến

sensor system:  hệ thống bộ cảm biến

shutdown sensor:  bộ cảm biến dừng (tàu vũ trụ)

solar sensor: bộ cảm biến mặt trời

solid-state image sensor: bộ cảm biến ảnh mạch rắn

star sensor:  bộ cảm biến sao

sun sensor:  bộ cảm biến mặt trời

tactile sensor:  bộ cảm biến tiếp xúc

tactile sensor:  bộ cảm biến xúc giác

tape break sensor:  bộ cảm biến đứt băng

tape level sensor bộ cảm biến mức băng

temperature sensor: bộ cảm biến nhiệt độ

touch sensor:  bộ cảm biến tiếp xúc

touch sensor: bộ cảm biến xúc giác

Wide Field Sensor (WIFS): bộ cảm biến trường rộng

Nguồn: Sưu tầm by Sinhvnid

Tài liệu chuyên ngành , , , Leave a comment

Cách chọn dây điện phù hợp với dòng điện định mức?

Chọn dây điện, cáp điện, thanh cái theo các tiêu chuẩn thường được dùng rất nhiều. Tại sao vậy? Vì các tiêu chuẩn đó được đưa ra dựa vào tính toán kết hợp với kinh nghiệm. Việc chọn theo các tiêu chuẩn còn giúp cho việc thiết kế, thi công công trình hợp các tiêu chuẩn đã có sẵn.

Trên mỗi công trình yêu cầu hoặc dựa vào dòng điện ký hiệu trên thiết bị hoặc động cơ chúng ta phải lựa chọn dây điện sao cho phù hợp, không chọn dây có tiết diện quá bé dẫn đến bị cháy hoặc nóng chảy rất nguy hiểm, cũng không nên chọn dây có tiết diện quá lớn gây lãng phí tiền bạc và cồng kềnh khó lắp đặt.

Dựa vào các bảng sau bạn có thể chọn tiết diện dây dẫn và thanh cái cho phù hợp với công suất và dòng điện của từng công trình.
Theo tiêu chuẩn IEC 60439. Dòng điện và tiết diện dây dẫn đến 400A được chọn trong các bảng 8 IEC60439-1

bang thu nghiem day dan Cách chọn dây điện phù hợp với dòng điện định mức?


Dòng điện và tiết diện dây dẫn, thanh cái từ 400A đến 3150A được chọn trong bảng 9 IEC 60439-1

bang tiet dien thanh cai voi dong dien Cách chọn dây điện phù hợp với dòng điện định mức?

Tài liệu chuyên ngành , , , Leave a comment

Cấp bảo vệ IP là gì?

IP được định nghĩa bởi IEC, quy định mức độ bảo vệ của thiết bị điện từ bụi và nước. Ví dụ IP20, IP23, IP44, IP54, IP55, IP64, IP65.
CẤP BẢO VỆ IP (INTERNATIONAL PROTECTION) ỨNG DỤNG Ở ĐÂU

- Nếu bạn thường xuyên thực hiện việc bốc dự toán cho 1 công trình, sẽ có những thiết bị yêu cầu độ bảo vệ IP54 chẳng hạn. Nhưng bạn tìm ngoài thị trường chỉ có loại có IP55. Vậy có thể thay thế được không?

- Nếu bạn là nhà sản xuất tủ bảng điện, hay động cơ điện…vv  chủ đầu tư yêu cầu bạn sản xuất tủ cho họ đạt tiêu chuẩn IP44 chẳng hạn. Nếu bạn không hiểu IP44 đòi hỏi gì thì bạn sẽ không dám nhận đặt hàng.

- Hiểu biết về cấp bảo vệ IP sẽ giúp bạn giải quyết tốt 2 vấn đề trên

CẤU TRÚC, Ý NGHĨA CỦA IP54

Cấu trúc của cấp bảo vệ IP ví dụ IP54 gồm: IP và 2 chữ số. Chữ số thứ nhất (5) nói lên độ bảo vệ chống bụi thâm nhập, chữ số thứ 2 (4) nói lên độ bảo vệ chống sự thâm nhập từ nước.
Ý NGHĨA SỐ THỨ NHẤTMỨC ĐỘ CHỐNG BỤI

1 Cho biết để ngăn chặn sự xâm nhập của các vật thể rắn lớn hơn 50mm.  Bảo vệ từ đối tượng (chẳng hạn như bàn tay) chạm vào các bộ phận đèn do ngẫu nhiên. Ngăn chặn các vật có kích thước (có đường kính) lớn hơn 50mm.

2 Cho biết có thể ngăn chặn cuộc xâm nhập của các đối tượng có kích thước trung bình lớn hơn 12mm. Ngăn chặn sự xâm nhập của ngón tay và các đối tượng khác với kích thước trung bình (đường kính lớn hơn 12mm, chiều dài lớn hơn 80mm).

3 Cho biết để ngăn chặn cuộc xâm nhập của các đối tượng rắn lớn hơn 2.5mm. Ngăn chặn các đối tượng (như công cụ, các loại dây hoặc tương tự) có đường kính hoặc độ dày lớn hơn 2,5 mm để chạm vào các bộ phận bên trong của đèn.

4 Cho biết để ngăn chặn sự xâm nhập của các vật rắn lớn hơn 1.0mm. Ngăn chặn các đối tượng (công cụ, dây hoặc tương tự) với đường kính hoặc độ dày lớn hơn 1.0mm chạm vào bên trong của đèn.

5 Chỉ ra bảo vệ bụi. Ngăn chặn sự xâm nhập hoàn toàn của vật rắn, nó không thể ngăn chặn sự xâm nhập bụi hoàn toàn, nhưng bụi xâm nhập không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của thiết bị.
6 Chỉ ra bảo vệ bụi hoàn toàn. Ngăn chặn sự xâm nhập của các đối tượng và bụi hoàn toàn.

Ý NGHĨA SỐ THỨ HAIMỨC ĐỘ CHỐNG NƯỚC

0 Cho biết không có bảo vệ.

1 Chỉ ngăn chặn sự xâm nhập của nước nhỏ giọt. Nước giọt thẳng đứng (như mưa, không kèm theo gió) không ảnh hưởng đến hoạt động của thiết bị.

2 Chỉ ngăn chặn được sự xâm nhập của nước ở góc nghiêng 15 độ. Hoặc khi thiết bị được nghiêng 15 độ, nước nhỏ giọt thẳng đứng sẽ không gây ra tác hại nào.

3 Cho biết có thể ngăn chặn sự xâm nhập của tia nước nhỏ, nhẹ. Thiết bị có thể chịu được các tia nước, vòi nước sinh hoạt ở góc nhỏ hơn 60 độ (Cụ thể như mưa kèm theo gió mạnh)

4 Cho biết để ngăn chặn sự xâm nhập của nước từ vòi phun ở tất cả các hướng.

5 Cho biết để ngăn chặn sự xâm nhập của nước vòi phun áp lực lớn ở tất cả các hướng.

6 Cho biết có thể chống sự xâm nhập của những con sóng lớn. Thiết bị có thể lắp trên boong tàu, và có thể chịu được những con sóng lớn.

7 Cho biết có thể ngâm thiết bị trong nước trong 1 thời gian ngắn ở áp lực nước nhỏ.
8 Cho biết thiết bị có thể hoạt động bình thường khi ngâm lâu trong nước ở 1 áp suất nước nhất định nào đó, và đảm bảo rằng không có hại do nước gây ra.

BẢNG CÁC CẤP ĐỘ BẢO VỆ IP EN 60529

Bang cap do bao ve IP

Tài liệu chuyên ngành , , , , Leave a comment