Tổng quan về Hộp giảm tốc dùng trong công nghiệp

Hộp giảm tốc có tác dụng giảm tốc, đúng theo tên gọi của nó. Người ta phải dùng hộp giảm tốc bởi vì động cơ thường có tốc độ khá cao, trong khi ta lại chỉ cần tốc độ quay khá nhỏ. Ví dụ động cơ xe máy của cậu thường quay ở vài ngàn vòng/phút, trong khi bánh xe chỉ quay với tốc độ vài trăm vòng/phút. Các máy móc công nghiệp cũng vậy, chúng chỉ cần quay tốc độ chậm để vừa với thao tác của công nhân, trong khi động cơ điện lại quay khá nhanh. Hộp giảm tốc được lắp với động cơ ở “trục vào”, khi động cơ quay thì “trục ra” của hộp sẽ quay chậm với tốc độ tùy theo tỷ số truyền của động cơ. Nếu ta cần “trục ra” quay với các tốc độ khác nhau thì khi đó, ta cần một hộp giảm tốc có khả năng thay đổi tỷ số truyền; loại hộp này còn được gọi là “hộp số”.
Ta có thể thắc mắc: thế thì tại sao không làm luôn loại động cơ quay chậm phù hợp với nhu cầu sử dụng để khỏi cần dùng hộp giảm tốc? Nguyên do là:
- Động cơ quay nhanh thì nhỏ gọn, dễ chế tạo và giá rẻ hơn động cơ quay chậm với cùng 1 công suất
- Thực tế có rất nhiều nhu cầu sử dụng khác nhau nhưng khó chế tạo động cơ với tốc độ bất kỳ
Vậy là ta vẫn cần hộp giảm tốc để dùng cùng với động cơ.
Việc phân loại hộp giảm tốc thì có nhiều cách, nhưng phổ biến nhất là phân theo số cấp giảm tốc và phân theo nguyên lý truyền động.
Nếu phân theo số cấp thì ta có loại 1 cấp, loại 2 cấp, 3 cấp… Khi ta lắp 2 bánh răng ăn khớp có số răng khác nhau thì tốc độ của 2 trục bắnhh răng khác nhau với tỷ lệ nghịch của số răng. Cậu có thể nghĩ rằng: nếu thế thì cần gì nhiều cấp, nếu ta muốn tỷ số truyền bao nhiêu thì chỉ cần lắp phối hợp 2 bánh răng với số răng tương ứng tỷ lệ nghịch là xong? Tiếc rằng không làm thế được, vì lý do không gian cũng như vật liệu và công nghệ. Nếu ta cần tỷ số truyền bằng 3 thì ta cần 1 cấp truyền động, đây là điều bình thường vì số răng (và cũng chính là độ lớn) của 2 bánh răng chỉ chênh nhau 3 lần; nhưng nếu ta cần tỷ số truyền bằng 30 mà làm bánh răng này to gấp 30 lần bánh răng kia thì bánh răng nhỏ sẽ hỏng rất nhanh, do nó phải làm việc với tần suất quá lớn, thêm nữa là bánh răng to sẽ rất lớn, khó chế tạo chính xác và khó lắp ráp. Vì thế, người ta chế tạo hộp nhiều cấp với tỷ số truyền mỗi cấp trong khoảng 3~5 là OK.
Nếu phân loại theo nguyên lý truyền động thì ta có các loại như: bánh răng trụ, bánh răng côn, bánh răng hành tinh, bánh vít trục vít… Sở dĩ có nhiều nguyên lý do mỗi loại có những ưu và nhược điểm riêng, tùy đặc điểm sử dụng mà ta chọn loại phù hợp. Ví dụ loại bánh răng trụ thì rẻ và ổn định, nhưng chỉ truyền động cho các trục //; loại bánh răng côn thì cho các trục không //, loại hành tinh thì đồng trục, loại bánh vít thì có khả năng tự hãm và êm ái v.v..

Vì vậy khi chọn lựa hộp giảm tốc cho mỗi cơ cấu ta phải chọn được hộp giảm tốc có công suất truyền phải lớn hơn công suất động cơ và làm việc càng nặng thì phải chọn công suất truyền càng lớn để đảm bảo độ bền của các bánh răng trong hộp giảm tốc

Related posts:

  1. Tổng quan về hộp giảm tốc
  2. Động cơ liền hộp giảm tốc giá: 20500000 vnđ
  3. hộp giảm tốc cho cơ cấu nâng hạ giá: 19500000 vnđ
  4. Tổng quan cầu trục và cổng trục.
  5. Tổng quan về máy nâng.
This entry was posted in Tài liệu chuyên ngành.

Gửi phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Required fields are marked *

*

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>