Cáp thép cho cơ cấu nâng hạ, cáp tời, cáp cẩu

Có rất nhiều loại cáp thép và cấu tạo của cáp thép trên thị trường như cáp chống xoắn, cáp mạ kẽm, cáp xoắn phải, cáp xoắn trái…vv. Sau đây tôi giới thiệu 1 số loại cáp thép thông dụng chuyên dùng cho cơ cấu nâng hạ:

1. Cáp thép chuyên dùng cho cầu trục, palang, tời nâng, tời kéo:

Có 3 loại cáp thép ngày nay thường được sử dụng cho các loại tời nâng, palang, cầu trục là loại 6×19; 6×36 và 6×37. Các thông số đó là số lượng sợi cáp để bện nên 1 sợi dây cáp hoàn chỉnh. Ví dụ loại 6×36 thì cáp có 6 bối và trong mỗi bối cáp đó có 36 sợi cáp nhỏ không bao gồm phần lõi của cáp thép.

6x36 Cáp thép cho cơ cấu nâng hạ, cáp tời, cáp cẩu

Để chọn được cáp thép sao cho phù hợp với tải trọng vật cần nâng thì nhà sản xuất sẽ dựa vào chất lượng cáp thép và lực kéo đứt của mỗi loại cáp thép để tính toán và lựa chọn. trong catalogue của mỗi loại cáp thép được nhà sản xuất đều ghi rõ thông số cường độ cáp (mác thép) ví dụ 1450, 1550, 1770, 1950 N/mm2 đây chính là lực kéo đứt được tính trên đơn vị 1mm2. Vậy cáp có lực kéo đứt càng lớn thì độ chịu tải càng cao. Với mỗi kích thước cáp thì đều có lực kéo đứt tương đương.

Các bạn có thể tham khảo tại đây: http://vnid.vn/product.php?pn=Cap-thep&pid=84

Với cơ cấu nâng hạ, việc chọn cáp thép phải dựa vào độ an toàn theo tiêu chuẩn thông thường độ an toàn được tính từ 5,5 trở lên đối với hàng hóa và từ 10 trở lên đối với việc nâng người. ví dụ để nâng sản phẩm có tải trọng là 10 tấn thì phải chọn cáp có lực kéo đứt phải đạt từ 55 tấn trở lên. Khi tải trọng quá lớn thì chúng ta phải tăng số nhánh cáp lên để giảm kích thước cáp.

Cáp thép chống xoắn là loại cáp được bện theo 2 chiều, lõi được bện theo chiều trái thì các bối cáp bên ngoài được bện theo chiều phải. Cáp chống xoắn dùng cho nâng hạ thường được sử dụng là loại 19×7 hoặc 35×7 dùng cho cẩu tháp hoặc tời kéo , tời nâng có chiều dài cáp lớn.

Writed by Mr Sinh (097.967.0025)

Related posts:

  1. Quy trình bảo dưỡng cầu trục
  2. Cầu trục là gì? Phân loại cầu trục.
  3. Công nghệ nối cốt thép bằng ống nối Cupler
  4. Kiểm tra định kỳ cầu trục
  5. Tổng quan cầu trục và cổng trục.
This entry was posted in Kiến thức về máy nâng, Thiết bị khác, Tài liệu chuyên ngành.

Gửi phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Required fields are marked *

*

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>