Quy trình bảo dưỡng cầu trục

NỘI DUNG HƯỚNG DẪN BẢO DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN VÀ ĐỊNH KỲ.
cau trục 1 dầm1 300x179 Quy trình bảo dưỡng cầu trục 1.1. Kiểm tra và bảo dưỡng hàng ngày trong quá trình đang làm việc hoặc không làm việc.
Cách thực hiện như sau:
Kiểm tra bất kỳ tiếng kêu lạ khác thường nào đó và độ rung từ motor, phanh của xe lớn, xe con, tời. Từ các kết cấu hộp số, vòng bi, tang cáp, khung dầm, ray điện… So với kết quả kiểm tra của những lần trước.
+ Độ rung từ motor, phanh có thể là những nguyên nhân sau:
· Kết cấu cơ khí của phanh không được hoàn chỉnh.
· Khe hở của phanh không chính xác (tời: 0.75mm, xe con-xe lớn: 0.6mm).
· Độ không đồng tâm của trục motor với hộp giảm tốc.
· Khớp nối motor không tốt.
· Trục motor bị cong.
· Hệ thống ray cáp, tủ điện.
+ Độ rung từ những kết cấu khác.
· Khung rầm, ray nhà xưởng không tốt.
· Khung rầm, con lăn của cầu trục
· Móc cẩu bị hỏng và toàn bộ bu lông ecu bị rơ lỏng. Phải kiểm tra móc phải quay tự do.
· Kiểm tra hệ thống puly phải tự do và không bị hỏng hóc.
· Kiểm tra dây cáp phải đảm bảo xoắn đều và không nằm ngoài rãnh của tang cáp.
- Kiểm tra tất cả các phanh vê tình trạng tiếp xúc của má phanh với bánh phanh có đều không nếu không phải căn chỉnh lại, vệ sinh sạch sẽ bề mặt làm việc của bánh phanh tránh để dầu mỡ bui bẩn dính bám vào bánh phanh.
- Kiểm tra và xiết lại tất cả các bu lông khóa cáp của tời nhỏ và tời to.
- Kiểm tra dây cáp có bị xước, gấp, đứt sợi nào không? Nếu có trường hợp nào xảy ra phải báo để cho dừng cầu trục và thay ngay.
- Kiểm tra mỡ bôi trơn cho cáp, nêu khô phải bôi mỡ bổ xung.
- Kiểm tra lại toàn bộ cầu trục để siết lại hệ thống bu lông, êcu tai các vị trí chân phanh, chân động cơ, chân hộp giảm tốc, chân tời nhỏ, to, bu lông bắt mặt bích của các khớp nối…
- Kiểm tra hệ thống xe lớn, xo con, tời khi có tải thẻ ở các chiều khác nhau xem có tiếng ồn, rung động hay không.
- Kiểm tra tình trạng của động cơ về thân động cơ, quạt gió và hộp đấu cáp lên động cơ.
- Kiểm tra các cực hạn.
1.2. Hướng dẫn bảo dưỡng định kỳ.
1.2.1. Hướng dẫn bôi trơn.
a. Mục đích
Việc bôi trơn cho tiết bị cầu trục ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng làm việc bình thường của các cơ cấu đồng thời tăng tuổi thọ của các chi tiết máy và việc sản xuất được an toàn tránh hư hỏng thiết bị. Do đó cần phải thường phải xuyên kiểm tra tình hình bôi trơn ở các điểm bôi trơn theo chu kỳ bổ xung và thay thế dầu mỡ.
b. Phân bố các điểm bôi trơn trên cầu trục

Tên bộ phận Chu kỳ bôi trơn Vật liệu bôi trơn Ký hiệu Phương pháp bôi trơn
Dây cáp thép 1 tháng Mỡ phấn chì Quét phủ đều
Các bộ khớp nối 3 tháng Mỡ thường Tra mỡ bằng tay
Gối đỡ các cụm bánh xe 1 tháng Mỡ thường Dụng cụ tra mỡ
Các hộp giảm tốc 6 tháng Dầu BRCN XP220 Rót vào thùng
Các gối đỡ trên tang cuốn cáp 1 tháng Mỡ chịu nhiệt BTH252 Dụng cụ tra mỡ
Trục, puly móc cấu 1 tháng Mỡ chịu nhiệt BTH252 Dụng cụ tra mỡ
Trục, puly cố định trên gia xe con 1 tháng Mỡ chịu nhiệt BTH252 Dụng cụ tra mỡ
Bình dầu động cơ phanh 6 tháng Dầu thủy lực 20 Rót vào bình
Ghi chú:
- Đối với dây cáp trước khi tra mỡ phải vệ sinh sạch sẽ chất bẩn bám trên dây cáp rồi dùng dầu hỏa sạch hết mỡ cũ. Dùng khí nén với áp lực khoảng 1-2 bar thổi sạch hêt dầu hỏa dính bám trên dây cáp. Sau đó cho tang cáp quấn hết cáp lên đến vị trí cực hạn trên quét phủ đều mỡ lên dây cáp theo chu vi của tang quấn cáp để bôi trơn mặt ngoài của dây cáp, tiếp theo cho tang cáp quay ngược lại nhả cho cáp xuống cực hạn dưới quét phủ đều mỡ theo chu vi của tang quấn để bôi trơn cho mặt trong của dây cáp.
- Đối với 02 cầu nạp liệu nhà máy thép do làm việc trong môi trường nhiệt độ cao nên phải thường xuyên kiểm tra tình trạng bôi trơn của dây cáp để bổ sung mỡ thường xuyên đảm bảo an toàn khi làm việc.
- Đối với các hộp giảm tốc khi thay dầu phải thoát hết dầu cũ trong hộp sau đó dùng khí nén với áp lực khoảng 1-2 bar thổi vào bên trong hộp vệ sinh sạch sẽ hết cặn bẩn, mạt sắt… Dính bám trong hộp, sau đó đổ dầu vào hộp theo mức báo dầu.
1.2.2. Hướng dẫn bảo trì.
a. làm sạch và kiểm tra máy móc:
- Loại bỏ những bụi bẩn có trên cầu trục  bằng khí nén hoặc giẻ sạch.
- Làm sạch các động cơ điện bằng khí nén áp suất vừa phải (1.5/2 bar).
b. Các chi tiết cần kiểm tra độ chặt:
Kiểm tra việc xiết chặt các đai ốc và bu lông, chân phanh, chân động cơ, chân các hộp giảm tốc… Đặc biệt là của khớp nối và những phần chuyển động. Luôn phải vặn chặt bằng mô men lực xiết vừa đủ.
c. Khớp nối răng.
Các cơ cấu an toàn như các hộp, nắp bảo vệ… chỉ được tháo ra khi máy đã dừng hẳn và phải được lắp lại trước khi khởi động lại máy.
- Kiểm tra tiếng ồn của khớp nối: Nếu có tiếng ồn, kiểm tra độ hở giữa các bánh răng ăn khớp và kiểm tra xem mỡ có được tra đủ trong khớp răng hay không. Sự rò rỉ mỡ từ các vòng gioăng kín cho biết sự không đồng tâm giữa các trục.
- Kiểm tra và căn chỉnh lại độ đồng tâm, thay gioăng đệm nấu cần.
- Khi kiểm tra và xiết trặt các bu lông của khớp nối nên dùng cờ lê lực để kiểm soát lực siết, cần siết chặt các bu lông theo thứ tự theo kiểu hình chữ thập như hình vẽ
d. Tời quấn cáp.
- Kiểm tra và xiết lại tất cả các bu lông khóa cáp của tời nhỏ và tời to.
- Kiểm tra các gối đỡ của tời lớn và tời nhỏ xem có tiếng kêu khác lạ nào không, kiểm tra độ rơ của các vòng bi.
- Kiểm tra dây cáp có bị xước, gấp, đứt sợi nào khồn?
- Kiểm tra tất cả các phanh về tình trạng tiếp xúc của má phanh với bánh phanh có đều không nếu không phải căn chỉnh lại (theo mục căn chỉnh phanh), vệ sinh sạch sẽ bề mặt làm việc của bánh phanh tránh để dầu mỡ bụi bẩn dính bám vào bánh phanh.
- Kiểm tra khả năng làm việc của móc cẩu xem có bị biến dạng không, các puly có bị kẹt không, cáp thép có bị xước, gấp, lệch ra khỏi puly không nếu cáp không đạt yêu cầu phải thay cáp mới (theo mục thay cáp).
e. Hộp giảm tốc.
- Tiến hành thay dầu lần thứ nhất cho hộp giảm tốc. Các lần thay dầu tiếp theo có thể thực hiện theo bảng chỉ dẫn về dầu trong giai đoạn trung gian.
- Kiểm tra mức dầu còn lại khi máy dừng, nếu thấy cạn cần phải bổ xung ngay, sử dụng cung một loại dầu khi đổ mới.
- Bất ký sự dò rỉ nào ở phía trong hộp giảm tốc cùng phải được khắc phục lại ngay.
- Đảm bảo rằng không co sự dò rỉ dầu từ các mặt bích và các gioăng đệm của trục.
- Kiểm tra các bu lông đã được vặn chặt chưa và kiểm tra sự liên kết của các chi tiết kết nôi.
- Kiểm tra tiếng ồn của bánh răng: Nếu ngae thấy những tiếng ồn lạ của bánh răng thì có thể do việc bôi trơn không hiệu quả hay sự mài mòn vượt mức cho phép của bánh răng.
- Trong quá trình vận hành máy nên thường xuyên nghe tiếng ồn của vòng bi.
- Kiểm tra nhiệt độ làm việc của vòng bi không được vượt quá 50oC. Việc kiểm tra này có thế tiến hành ngay khi máy đang chạy hoặc sau khi máy mới dừng.
Trong khi máy ngừng hoạt động, nếu cần thiết hãy tiến hành các công việc kiểm tra sau:
- Kiểm tra vị trí thích hợp của các vòng bi trong và ngoài.
- Làm sạch các ổ bi.
- Kiểm tra tình trạng của các vỏ bọc.
- Kiểm tra các dấu hiệu hư hỏng bằng cách xoay chậm các trục.
- Kiểm tra sự quay của các trục.
f. Xe con và xe cầu.
- Kiểm tra tình trạng chuyển động của các bánh xe và độ tiếp xúc của các bánh xe với đường ray tránh để dầu mỡ bụi bẩn dính bám trên ray vệ sinh sạch sẽ hoặc dùng cát mịn rắc lên để tạo ma sát.
- Kiểm tra các bánh xe của xe con và xe lớn xem có bị kẹt, trượt trên đường ray và có bị ăn đường ray không?
- Kiểm tra các hộp giảm tốc tại các vị trí xe con, xe lớn, tời to, tời nhỏ xem tình trạng ăn khớp của các bánh răng trong hộp giảm tốc, độ nhớt của dầu, độ rơ của các vòng bi.
- Kiểm tra tất cả các phanh về tình trạng tiếp xúc của má phanh với bánh phanh có đều không nêu không phải căn chỉnh lại (theo mục căn chỉnh phanh), vệ sinh sạch sẽ bề mặt làm việc của bánh phanh tránh để dầu mỡ bụi bẩn dính bám vào bánh phanh.
- Kiểm tra độ chắc chắn của các mối hàn tấm ép đường ray xe con.
- Kiểm tra độ đồng tâm và xiết lại tất cả các bu lông của các khớp nối động cơ với giảm tốc, giảm tốc với cụm bánh xe.
- Kiểm tra toàn bộ bu lông và cóc ray của đường ray xe lớn nêu lỏng phải xiết lại.
- Kiểm tra độ võng trên xà chính và độ biến dạng của các chi tiết khac.
- Kiểm tra toàn bộ tấm ép ray của xe con, bu lông, cóc ray của xe lớn, khoảng cách tâm ray và cốt cao của mặt ray.
- Kiểm tra toàn bộ bu lông liên kết trên cầu trục đặc biệt là các bu lông nối hai dần chính với nhau.
- Kiểm tra giá của cầu trục và các chi tiết kết cấu khác.
1.2.3. bảng bảo dưỡng định kỳ: Tùy vào kế hoạch sản xuất từng nhà máy.
1.2.4. Hướng dẫn bảo dưỡng đặc biệt.
1. Nguyên tắc thay cáp:
Khi thay cáp mới phải đảm bảo điều kiện: Đúng quy cách, mẫu mã chiều dài cáp như thiết kế ban đầu, đường kính cáp không được lớn hơn hoặc nhỏ hơn 0,05d so với dây cáp ban đầu. Nguyên tắc thay như sau:
Hạ móc cẩu trên một giá đỡ phù hợp. Tháo nắp bảo vệ tời. Tháo cáp từ bạc kép cáp, tháo hướng dẫn cáp, chạy motor tời để nhả cáp từ chống cáp và tháo bu lông đai ốc của kẹp
- Đưa cáp mới và đúng rãnh trên tang cáp, cố định đầu cáp tại kẹp tang cáp cần nhớ lực xiết tới giá trị cần thiết tùy theo loại bu lông.
- Quấn cáp trên trống cáp, Luồn cáp quanh hệ puly và qua bạc kẹp theo sơ đồ.
- Lắp nêm cáp và ép cáp quanh nêm và bạch kẹp cáp. Rút cáp vào bạc kẹp cáp. Cố định kẹp cáp đến vị trí chết cuối cùng của cáp.
- Luôn nhớ kiểm tra hoạt động của cực hạn co chính xác hay không sau khi thay cáp, cần thử tời lên xuống để căn chỉnh.
- Kiểm tra có xoắn cáp hay không nêu không tháo bạc kẹp cáp để tách xoắn cáp.
2. Nguyên tắc chăn chỉnh phanh.
Hệ thống phanh là loại phanh điện từ hành trình ngắn. Khi co điện và động cơ cánh quạt quay làm áp lực dầu trong bình sẽ đẩy pit tông và cần đẩy lên làm nhả má phanh ra.
- Khi khe hở má phanh và bánh phanh lớn hay khi thực hiện tho tác phanh thì không ăn ngay hoặc bị trôi khi đó cần điều chỉnh hành trình của bộ đẩy động vì vậy cần điều chỉnh chiều cao H1. Phương pháp điều chỉnh như sau:
Nới lỏng hai ecu 6 và 8 sau đó xoay cần vít me 7 chuyển động theo chiều xiết vào của hai ecu 6 và 8 khi đố khe hơ má phanh và bánh phanh sẽ giảm đi, điều chỉnh mà khe hở này khoảng 0,6mm, thử phanh nếu đạt thì xiết chặt hai ecu và 8 để cố định cần vít me 7. Chú ý khi điều chỉnh không nên để khe hở má phanh và bánh phanh nhỏ quá sẽ chóng lam mòn má phanh khi đó cần nới hai ecu 6 và 8 ra rồi thao tác theo chiều ngược lại. Khi điều chỉnh hành trình của bộ đẩy động không được thì phải điều chỉnh lực bẩy đẩy động phương pháp như sau: Nới lỏng ecu 4 kẹp chặt đầu vuông phần đuôi cần vít me 3 xoay ecu 5 điều chỉnh lò xo trong đường giá của lò so, tùy theo khe hở cảu phanh mà điều chỉnh lực của lò so sau khi điều chỉnh xong xiết chặt ecu 4 và 5. Khi căn chỉnh cần chú ý khe hở của hai má phanh hai bên bánh phanh đều nhau bằng cách điều chỉnh ecu 1.
1.2.5. Những dụng cụ sử dụng cho bảo dưỡng.
Các dụng cụ thông thường: Các dụng cụ tháo lắp, bôi trơn và làm sạch, căn chỉnh như: Các loại cờ lê, mỏ lết, chìa khóa lục giác, Bơm mỡ bằng tay, giẻ lau….

Related posts:

  1. Kiểm tra định kỳ cầu trục
  2. Tổng quan cầu trục và cổng trục.
  3. Cầu trục là gì? Phân loại cầu trục.
  4. Tổng quan về Hộp giảm tốc dùng trong công nghiệp
  5. Những lưu ý khi sử dụng biến tần
This entry was posted in Cầu trục, cổng trục, Kiến thức về máy nâng, Tài liệu chuyên ngành.

Gửi phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Required fields are marked *

*

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>