Palang đơn giản chỉ là 1 hệ thống ròng rọc để giúp việc nâng hạ của con người trở lên đơn giản hơn. Hiện nay trên thị trường có các loại palang sau:
+ Palang cáp điện: Là loại palang phổ biến nhất, được dùng nhiều nhất hiện nay. Dùng động cơ điện và hộp giảm tốc để cuốn nhả cáp trên tang thông qua hệ thống puly và móc cẩu. Palang cáp điện có rất nhiều chủng loại và mẫu mã khác nhau như:palang dầm dơn,palang dầm đôi, palang treo cố định, palang phòng nổ…vv
+ Palang xích điện: là loại palang cuốn nhả bằng xích thông qua hệ thống truyền lực bằng động cơ điện và hộp giảm tốc, puly dạng bánh xích có chức năng kẹp chặt sợi xích theo 1 chiều nhất định cuốn và nhả xích vào 1 túi đựng xích. Palang lang xích điện cũng gồm có loại cố định và loại có con chạy di chuyển, tốc độ nâng hạ và tần suất làm việc chậm hơn so với palang cáp.
+ Palang xích kéo tay: Là loại palang xích được kéo bằng sợi xích nhỏ ở đầu vào thông qua hệ thống puly truyền lực để tăng lực kéo ở đầu ra.
* Ngoài ra còn 1 số loại palang chuyên dụng thường được sử dụng trong những điều kiện làm việc khắc nghiệt như palang thủy lực, palang khí nén…vv
I / TÌM HIỂU THÊM VỀ PALANG
1. Pa-lăng đơn: Pa-lăng đơn chỉ có 1 ròng rọc (pulley block) và ròng rọc này chỉ có 1 con lăn (sheave). Với hệ pa-lăng đơn, người ta chỉ thay đổi được hướng kéo, còn lực kéo (Fk) vẫn phải lớn hơn trọng vật (Q).
2. Pa-lăng kép: Đây thực sự là hệ thống pa-lăng dùng phổ biến cho các loại cần trục (crane, derrick) hoặc thiết bị nâng kéo (hoists). Trong trường hợp này lực kéo được tính bằng công thức Fk = Q/(m+n).
m là số con lăn (sheave) của ròng rọc tĩnh (standing block)
n là số con lăn của ròng rọc động (hauling block)
n = m hoặc n = m – 1
Từ đó, ta có thể thiết kế hệ thống pa-lăng với sức kéo và tải trọng vật bị kéo cho trước.
Giả sử ta muốn nâng 1 vật nặng Q = 100kg với sức kéo của một người là Fk = 20kg hơn chút.
Bỏ qua các ma sát ổ trục và ma sát giữa dây kéo với bề mặt con lăn, ta dễ dàng tính được tổng số con lăn cần thiết cho hệ là: m + n = Q/Fk = 5. Vật khi đó ta phải thiết kế một hệ pa-lăng có tối thiểu ròng rọc tĩnh 3 con lăn, ròng rọc động 2 con lăn, và tất nhiên dây cáp sử dụng cho hệ này phải có sức kéo làm việc > 20kg.
Đối với các cần cẩu (crane, derick) trên tàu, cáp cẩu (wire) được kéo bằng tời (winch). Để lai trống tời trên tàu thường sử dụng động cơ điện hoặc động cơ thủy lực. một số loại tời được lai bởi động cơ diesel ở một số công trường xây dựng, nhưng chưa nhìn thấy loại cẩu nào trên tàu được lai bằng động cơ diesel.
Nguồn bài viết: Được viết bởi Sinhvnid và sưu tầm
Vui lòng liên hệ với chúng tôi nếu quý khách có yêu cầu: 097.967.0025 (mr Sinh)
Related posts: