Tổng quan về Hộp giảm tốc dùng trong công nghiệp

Hộp giảm tốc có tác dụng giảm tốc, đúng theo tên gọi của nó. Người ta phải dùng hộp giảm tốc bởi vì động cơ thường có tốc độ khá cao, trong khi ta lại chỉ cần tốc độ quay khá nhỏ. Ví dụ động cơ xe máy của cậu thường quay ở vài ngàn vòng/phút, trong khi bánh xe chỉ quay với tốc độ vài trăm vòng/phút. Các máy móc công nghiệp cũng vậy, chúng chỉ cần quay tốc độ chậm để vừa với thao tác của công nhân, trong khi động cơ điện lại quay khá nhanh. Hộp giảm tốc được lắp với động cơ ở “trục vào”, khi động cơ quay thì “trục ra” của hộp sẽ quay chậm với tốc độ tùy theo tỷ số truyền của động cơ. Nếu ta cần “trục ra” quay với các tốc độ khác nhau thì khi đó, ta cần một hộp giảm tốc có khả năng thay đổi tỷ số truyền; loại hộp này còn được gọi là “hộp số”.
Ta có thể thắc mắc: thế thì tại sao không làm luôn loại động cơ quay chậm phù hợp với nhu cầu sử dụng để khỏi cần dùng hộp giảm tốc? Nguyên do là:
- Động cơ quay nhanh thì nhỏ gọn, dễ chế tạo và giá rẻ hơn động cơ quay chậm với cùng 1 công suất
- Thực tế có rất nhiều nhu cầu sử dụng khác nhau nhưng khó chế tạo động cơ với tốc độ bất kỳ
Vậy là ta vẫn cần hộp giảm tốc để dùng cùng với động cơ.
Việc phân loại hộp giảm tốc thì có nhiều cách, nhưng phổ biến nhất là phân theo số cấp giảm tốc và phân theo nguyên lý truyền động.
Nếu phân theo số cấp thì ta có loại 1 cấp, loại 2 cấp, 3 cấp… Khi ta lắp 2 bánh răng ăn khớp có số răng khác nhau thì tốc độ của 2 trục bắnhh răng khác nhau với tỷ lệ nghịch của số răng. Cậu có thể nghĩ rằng: nếu thế thì cần gì nhiều cấp, nếu ta muốn tỷ số truyền bao nhiêu thì chỉ cần lắp phối hợp 2 bánh răng với số răng tương ứng tỷ lệ nghịch là xong? Tiếc rằng không làm thế được, vì lý do không gian cũng như vật liệu và công nghệ. Nếu ta cần tỷ số truyền bằng 3 thì ta cần 1 cấp truyền động, đây là điều bình thường vì số răng (và cũng chính là độ lớn) của 2 bánh răng chỉ chênh nhau 3 lần; nhưng nếu ta cần tỷ số truyền bằng 30 mà làm bánh răng này to gấp 30 lần bánh răng kia thì bánh răng nhỏ sẽ hỏng rất nhanh, do nó phải làm việc với tần suất quá lớn, thêm nữa là bánh răng to sẽ rất lớn, khó chế tạo chính xác và khó lắp ráp. Vì thế, người ta chế tạo hộp nhiều cấp với tỷ số truyền mỗi cấp trong khoảng 3~5 là OK.
Nếu phân loại theo nguyên lý truyền động thì ta có các loại như: bánh răng trụ, bánh răng côn, bánh răng hành tinh, bánh vít trục vít… Sở dĩ có nhiều nguyên lý do mỗi loại có những ưu và nhược điểm riêng, tùy đặc điểm sử dụng mà ta chọn loại phù hợp. Ví dụ loại bánh răng trụ thì rẻ và ổn định, nhưng chỉ truyền động cho các trục //; loại bánh răng côn thì cho các trục không //, loại hành tinh thì đồng trục, loại bánh vít thì có khả năng tự hãm và êm ái v.v..

Vì vậy khi chọn lựa hộp giảm tốc cho mỗi cơ cấu ta phải chọn được hộp giảm tốc có công suất truyền phải lớn hơn công suất động cơ và làm việc càng nặng thì phải chọn công suất truyền càng lớn để đảm bảo độ bền của các bánh răng trong hộp giảm tốc

Tài liệu chuyên ngành , , , , Leave a comment

Những lưu ý khi sử dụng biến tần

Biến tần là thiết bị hữu ích cho việc tiết kiệm năng lượng cho các nhà máy và các dây chuyền sản xuất.

Tuy nhiên, nếu không biết cách lựa chọn và sử dụng biến tần cho hợp lý, thì sẽ không tận dụng hết được hiệu quả của nó. Chúng tôi xin giới thiệu tới bạn đọc một số chú ý khi sử dụng biến tần.

Bien tan Simens

Một số chú ý khi sử dụng biến tần :

+ Tùy theo ứng dụng mà bạn lựa chọn bộ biến tần cho phù hợp, theo cách đó bạn sẽ chỉ phải trả một chi phí thấp mà lại đảm bảo độ tin cậy làm việc.

+ Bên trong bộ biến tần là các linh kiện điện tử bán dẫn nên rất nhậy cảm với điều kiện môi trường, mà Việt Nam có khí hậu nóng ẩm nên khi lựa chọn bạn phải chắc chắn rằng bộ biến tần của mình đã được nhiệt đới hoá, phù hợp với môi trường khí hậu Việt Nam.

+ Bạn phải đảm bảo điều kiện môi trường lắp đặt như nhiệt độ, độ ẩm, vị trí.

Các bộ biến tần không thể làm việc ở ngoài trời, chúng cần được lắp đặt trong tủ có không gian rộng, thông gió tốt (tủ phải có quạt thông gió), vị trí đặt tủ là nơi khô ráo trong phòng có nhiệt độ nhỏ hơn 500oC, không có chất ăn mòn, khí gas, bụi bẩn, độ cao nhỏ hơn 1000m so với mặt nước biển.

+ Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, nếu không hiểu hoặc không chắc chắn thì không tự ý mắc nối hoặc thay đổi các tham số thiết đặt.

+ Nhờ các chuyên gia kỹ thuật của hãng cung cấp biến tần cho bạn hướng dẫn lắp đặt, cài đặt để có được chế độ vận hành tối ưu cho ứng dụng của bạn.

+ Khi biến tần báo lỗi hãy tra cứu mã lỗi trong tài liệu và tìm hiểu nguyên nhân gây lỗi, chỉ khi nào khắc phục được lỗi mới khởi động lại.

+ Mỗi bộ biến tần đều có một cuốn tài liệu tra cứu nhanh, bạn nên ghi chép chi tiết các thông số đã thay đổi và các lỗi mà bạn quan sát được vào cuốn tài liệu này, đây là các thông tin rất quan trọng cho các chuyên gia khi khắc phục sự cố cho bạn.

Tài liệu chuyên ngành , , Leave a comment

Cầu trục là gì? Phân loại cầu trục.

Cầu trục là gì? Phân loại cầu trục.

Cầu trục trong tiếng anh có nghĩa là (Overhead crane),  là loại thiết bị dùng để nâng hạ – di chuyển hàng hóa trong nhà xưởng cũng như làm việc ngoài trời. Thông thường cầu trục thường được sử dụng trong nhà xưởng còn dùng ngoài trời người ta dùng Cổng trục. Việc sử dụng cầu trục rất tiện lợi và hiệu quả cao trong công việc, bôc xếp hàng hóa, các vật nặng cồng kềnh như sắt, thép của các nhà máy thép. Nó có sức nâng lớn nhất lên đến 500 tấn, khẩu độ lớn. Được vận hành chủ yếu bằng động cơ điện nên được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy công nghiệp, nhà máy thép, thủy điện, cũng như dân dụng…

Hiện nay cầu trục được phân loại:

Theo kết cấu gồm:

-          Cầu trục một dầm tiêu chuẩn

cau trục 1 dầm 300x179 Cầu trục là gì? Phân loại cầu trục.

Hình 1: Cầu trục 1 dầm

-          Cầu trục hai dầm tiêu chuẩn

CT 2 D XEP DO THEP 300x199 Cầu trục là gì? Phân loại cầu trục.

Hình 2: Cầu truc 2 dầm

Theo phạm vi phục vụ:

-          Cầu trục cho cầu cảng: Với sức nâng hàng hóa lớn

-          Cầu trục luyện kim: làm việc trong các phân xưởng luyện kim có nhiệt độ cao

-          Cầu trục phòng nổ: Cho các nhà máy ga, khí, hầm lo than…

-          Cầu trục thủy điện: Nâng hạ các vật liệu xây dựng

-          Cầu trục gầu ngoạm: cầu trục có móc cẩu dạng gầu ngoạm chuyên dùng bốc xếp vật liệt rời (cát, đá, than…)

-          Cầu trục mâm từ: Cầu trục có móc cẩu là các cụm nam châm điện chuyên dùng để bốc thép tấm…

-          Còn rất nhiều loại tùy thuộc vào công dụng và công việc của nó mà có các loại cầu trục khác nhau.

Theo cơ cấu dẫn động:

-          Cầu trục dẫn động bằng điện: Được sử dụng động cơ điên ( palang cáp điện, palang xích điện)

Cầu trục dẫn động bằng tay: Được dẫn động bằng hệ thống tời kéo tay (hệ thống đĩa xích kéo tay…)

Các cơ cấu chính của Cầu trục:

_ Kết cấu thép: dầm chính, dầm biên

_ Cơ cấu nâng hạ:  Palang xích điện, palang cáp điện

_ Cơ cấu di chuyển: Thường dùng cụm bánh xe di chuyển được dẫn động bằng động cơ điện

_ Tủ điện được khiển cầu trục: Được sử dụng và lắp ráp các thiết bị như ( biến tần, Contactor, aptomat…) để điều khiển toàn bộ hệ thống cầu trục.

_ Hệ cấp điện cầu trục: Gồm máng cáp đỡ con lăn chạy dọc nhà xưởng, thanh nối máng cáp hình chữ C, con lăn dẫn cáp cho cấp điện sâu đo, kẹp máng cáp chữ C, cáp dẹt điều khiển.

_ Hệ ray điện an toàn

_ Hệ bánh xe và di chuyển cầu trục

Hãy nhấc máy lên ngay để được chúng tôi trợ giúp và tư vấn về kỹ thuật cũng như giá cả sản phẩm.

Công ty CP đầu tư phát triển công nghiệp Việt Nam.

Địa chỉ: Tầng 3, số 116, Ngô Quyền, P. Quang Trung, Q. Hà Đông, Hà Nội

VPGD: P2003, N2 CT1.2 CC Hà Đô, Ngõ 183 Hoàng Văn Thái, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline: 0916.969.983

Phòng kỹ thuật: 04.399.46706

Phòng bán hàng: 04.6654.9059

Hoặc gọi trực tiếp đến số: 04.6654.9059 để được chuyển máy đến các bộ phận.

Nhà cung cấp, lắp đặt  cầu trục hàng đầu tại Việt Nam

Nhà phân phối Palang cáp điện KG CRANE – Hàn Quốc và Palang cáp điện ELK – ZK CRANE Trung Quốc tại Việt Nam

Cầu trục, cổng trục, Kiến thức về máy nâng, Tài liệu chuyên ngành , , , , , , , Leave a comment

Công nghệ nối cốt thép bằng ống nối Cupler

Công nghệ nối cốt thép bằng ống nối córen

noi cot thep bang ren 1 Công nghệ nối cốt thép bằng ống nối Cupler Công nghệ nối cốt thép bằng ống nối có ren (Coupler) đã phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Hiện nay ở Việt Nam, công nghệ này đã và đang được ứng dụng cho rất nhiều dự án trọng điểm như nhà cao tầng, cầu đường…Đây là bước tiến vượt bậc về kỹ thuật và đem lại lợi ích to lớn về mặt kinh tế cho doanh nghiệp và xã hội.

So với hàng loạt những mặt hạn chế của các phương pháp nối chồng cốt thép truyền thống (nối buộc, nối hàn… ) Công nghệ nối cốt thép bằng ống nối có ren có rất nhiều ưu điểm.

1.  Nối chồng là phương pháp phổ biến đối với ngành xây dựng ở nước ta hiện nay.

Việc nối chồng được thực hiện bằng cách chồng hai thanh thép song song với nhau theo một độ dài nhất định và chúng được liên kết với nhau bằng hàn hoặc buộc

a) Các nhược điểm của phương pháp nối chồng liên kết bằng buộc:

- Việc truyền lực trong cốt thép bị gián đoạn và gián đoạn trong bê tông do các thanh thép nối với nhau không đồng tâm. nguyên vẹn.

- Quá trình lắp dựng cốt thép thủ công nên với những kết cấu sử dụng cốt thép có đường kính lớn, cốt thép dễ bị xô lệch chịu lực kém so với thiết kế.
- Khó đảm bảo chiều dài nối chồng theo quy định.
- Khả năng chịu lực không tốt do khó kiểm tra chất lượng nối chồng tại hiện trường

- Đoạn nối chồng chiếm nhiều không gian nên bê tông khó điền đầy không gian kết cấu

- Tất cả các mối nối đều phải thực hiện tại công trình, do đó thời gian thi công mối nối kéo dài, số lượng nhân công sử dụng tăng.
- Đoạn nối chồng mật độ cốt thép dày đặc chiếm nhiều không gian nên bê tông khó điền đầy không gian kết cấu

- Khó đảm bảo chiều dài nối chồng theo quy định.
- Khả năng chịu lực không tốt do khó kiểm tra chất lượng nối chồng tại hiện trường.
- Quá trình lắp dựng cốt thép thủ công nên với những kết cấu sử dụng cốt thép có đường kính lớn, cốt thép dễ bị xô lệch.
- Không thể nối chồng những thanh thép có chiều dài ngắn (đầu mẩu).
b) Các nhược điểm của phương pháp nối chồng liên kết bằng hàn:
- Có một số loại cốt thép không được sử dụng phương pháp hàn vì ảnh hưởng đến tính năng cơ lý của thép.
- Cốt thép làm việc không đồng tâm.
- Khó kiểm soát chất lượng đường hàn (chiều dài, chiều cao, độ đồng nhất của mối hàn) do mối hàn thực hiện trên công trường và tay nghề của thợ.
- Khi sử dụng phương pháp này nhất thiết phải có nguồn điện cung cấp để hàn, tiêu tốn nhiều điện năng, gây ô nhiễm môi trường.
- Tốc độ thi công chậm và gặp nhiều khó khăn đối với các vị trí trên kết cấu có mật độ cốt thép cao.

2. Ưu điểm nổi bật của công nghệ nối cốt thép bằng ống nối có ren.

Công nghệ nối cốt thép bằng ống nối có ren lại khắc phục được hầu hết những hạn chế đó và đạt được những ưu điểm nổi chội:

- Giá thành mối nối (coupler) thấp.

- Mối nối cốt thép bằng công nghệ nối ren có chất lượng ổn định và độ tin cậy rất cao.

- Cốt thép làm việc đồng tâm.

- Sau khi nối, cốt thép làm việc như một thanh liên tục và không bị ảnh hưởng đến chất lượng bám dính giữa cốt thép và bê tông. Vì vậy mối nối chịu kéo tốt hơn so với phương pháp nối chồng.

- Được phép sử dụng trong khi không được phép nối chồng đối với các thanh thép chờ chịu kéo.

- Được phép sử dụng khi có yêu cầu sự truyền lực kéo liên tục tại các vị trí nối cốt thép.

- Thời gian thi công nhanh do công việc tạo ren được làm từ trước.

- Phạm vi ứng dụng rộng rãi, thích hợp dùng cho loại thép nhóm CII (SD 295A), CIII (SD390) có đường kính từ 14 đến 50 mm. Có thể nối những cốt thép có đường kính giống nhau, khác nhau trong bất kỳ phương hướng và vị trí nào.

- Khi sử dụng phương pháp nối này tại các vị trí dầy đặc cốt thép trong kết cấu sẽ giảm đáng kể, góp phần làm giảm hàm lượng thép trong tiết diện, dễ dàng thi công.

- Bảo đảm an toàn và vệ sinh môi trường trong khi thi công.

- Công nghệ tiên tiến, thích hợp với các công trình đòi hỏi chất lượng mối nối cao hoặc cốt thép không được phép hàn.

- Chất lượng mối nối ổn định,độ tin cậy cao và dễ dàng kiểm tra.

- Tiết kiệm một khối lượng thép khá lớn sẽ bị bỏ đi do không đáp ứng yêu cầu – chiều dài nối buộc.

- Giảm tiêu hao cốt thép từ 10-15% khối lượng thép sử dụng trên công trình.

- Hiện nay Công nghệ nối ren này đã được áp dụng với tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8163 – 2009cũng như đã được tiêu chuẩn hoá ở các nước phát triển trên thế giới như tiêu chuẩn JG 107 – 2003, JG 163 -2004 của Trung Quốc; Tiêu chuẩn UBC1997, ACI 318 của Mỹ; Tiêu chuẩn BS8110 của Anh; Tiêu chuẩn NF35-30-1 của Pháp; Tiêu chuẩn DIN10-45 của Đức. Hiện nay phương pháp nối cốt thép bằng ống ren đang biên soạn tiêu chuẩn quốc tế ISO/WDI15835.

3. Các phương pháp gia công trong công nghệ nối cốt thép bằng ống nối có ren:

Có hai phương pháp gia công:

3.1. Gia công với phương pháp chồn đầu và tiện ren:

Phương pháp nối cốt thép bằng ống ren thẳng có chồn đầu cốt thép có độ tin cậy cao nhất do tiết diện cốt thép không bị suy giảm sau khi ren. Vì vậy nó đang được đưa vào sử dụng rộng rãi tại mọi vị trí trên kết cấu nhất là tại các vị trí có ứng suất cao. Phương pháp này rất phổ biến cho các mối nối cốt thép lớn có đường kính từ 28mm trở lên. Nguyên lí cơ bản của phương pháp này là sử dụng máy chồn đầu bằng thuỷ lực làm đầu cốt thép phình to ra, sau đó dùng máy tiện ren tạo ra ren bên ngoài của cốt thép đó và cuối cùng được nối bằng ống nối có ren.

Bước 1: Gia công cắt đầu cốt thép để đảm bảo đầu cốt thép có đường tâm thẳng, Mặt cát phẳng vuông góc với đường tâm thanh cốt thép.

chun dau cot thep Công nghệ nối cốt thép bằng ống nối Cupler

Bước 2: Dùng máy chồn thuỷ lực chồn đầu cốt thép đạt kích thước tiêu chuẩn. (H1)
Bước 3: Dùng máy tiện ren hai đầu cốt thép với chiều dài đã định trước.(H2)
Bước 4: Dùng ống nối ren đã đúc sẵn ren chìm vặn nối hai đầu cốt thép lại.

Bước 5: Dùng kìm chuyên dụng kiểm tra moment xiết chặt của ống nối ren và thanh cốt thép đạt chỉ số quy định tương ứng với thông số sau:

Đường kính cốt thép (mm) D28 D32 D36 D40
Chỉ số lực vặn (N/m) 300 300 360 360

3.1. Gia công với phương pháp tiện gọt gân cốt thép và cán ren::

Phương pháp này rất phổ biến cho các mối nối cốt thép vừa và nhỏ có đường kính từ 28mm trở xuống. Nguyên lí cơ bản của phương pháp này là sử dụng máy phần tiện của máy gọt tiện phần gân trên đầu cốt thép cần tạo ren sau đó máy cán tạo ren trên phần đã gọt gân của đầu cốt thép và cuối cùng được nối bằng ống nối có ren.

Bước 1: Gia công cắt đầu cốt thép để đảm bảo đầu cốt thép có đường tâm thẳng, Mặt cát phẳng vuông góc với đường tâm thanh cốt thép.

Bước 2: Gia công tạo ren đầu cốt thép bằng máy tiện cán ren: Máy sẽ tiện bỏ lớp gân trên cốt thép, sau đó cán tạo ren.

Bước 3: Dùng ống nối ren đã đúc sẵn ren chìm vặn nối hai đầu cốt thép lại.

Bước 4: Dùng kìm chuyên dụng kiểm tra moment xiết chặt của ống nối ren và thanh cốt thép đạt chỉ số quy định tương ứng với thông số sau:

Đường kính cốt thép
(mm)
D16 D18 D20 D22 D25 D28
Chỉ số lực vặn
(N/m)
80 160 160 230 230 300

4. Ống nối ren đúc sẵn (Coupler):

Ống nối ren sử dụng để nối cốt thép là ống tròn được sản xuất sẵn dưới dạng sản phẩm ở nhà máy. ống xuất xưởng phải đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật và có chứng chỉ hợp chuẩn. Ống nối ren gồm hai loại để sử dụng cho cốt thép nhóm CII (SD 295A) hoặc CIII (SD 390). Các thông số cơ bản của ống ren nối cốt thép theo TCVN được thể hiện trong các bảng sau:

Ống nối ren cho phương pháp chồn đầu và tiện ren:

cuoupler chond Công nghệ nối cốt thép bằng ống nối Cupler

Ống nối ren cho phương pháp cán ren thẳng:

cuoupler thang Công nghệ nối cốt thép bằng ống nối Cupler

5. Yêu cầu kỹ thuật của mối nối cốt thép bằng ống ren:

5.1 Cấp mối nối:
Mối nối cốt thép bằng ống ren thẳng được phân thành mối nối cấp I và mối nối cấp II dựa trên tính năng chịu kéo (Bảng 1) và biến dạng của mối nối (Bảng 2).
- Mối nối cấp 1 được sử dụng tại những vị trí có ứng suất cao khi mối nối cần phát huy được toàn bộ khả năng chịu lực và biến dạng.
- Mối nối cấp 2 sử dụng tại nhứng vị trí có ứng suất nhỏ hơn, không cần huy động toàn bộ khả năng chịu lực và biến dạng của cốt thép. Cơ quan thiết kế sẽ lựa chọn và chỉ định cấp của mối nối tuỳ thuộc theo vị trí nối, yêu cầu về khả năng chịu lực và biến dạng của cấu kiện, kết cấu.

Bảng 1: Cường độ chịu kéo của mối nối:

noi cot thep bang ren 7 Công nghệ nối cốt thép bằng ống nối Cupler

noi cot thep bang ren 8 Công nghệ nối cốt thép bằng ống nối Cupler

noi cot thep bang ren 9 Công nghệ nối cốt thép bằng ống nối Cupler

6. Thi công và nghiệm thu:
Tỷ lệ % của tổng diện tích cốt thép chịu lực được nối trên một mặt cắt phù hợp với những quy định sau:
- Mối nối cốt thép nên bố trí ở những vị trí có ứng suất chịu kéo nhỏ trong cấu kiện, kết cấu. Khi cần thiết phải bố trí mối nối ở những vị trí có ứng suất cao thì trong một mặt cắt không được sử dụng quá 50% mối nối cấp II và không hạn chế tỷ lệ % với mối nối cấp I.
- Mối nối nên tránh bố trí ở những vùng dầy cốt đai, ở đầu dầm, đầu cột của khung có yêu cầu chống động đất. Trong trường hợp đặc biệt thì tỷ lệ mối nối sử dụng không được vượt quá 50%.
- Ở những vị trí ứng suất chịu kéo của cốt thép tương đối nhỏ hoặc cốt thép chịu nén theo chiều dọc thì không hạn chế tỷ lệ % mối nối sử dụng trong cùng một mặt cắt.
- Trong cấu kiện, kết cấu trực tiếp chịu tải trọng động, tỷ lệ % của mối nối sử dụng không được vượt quá 50%.
- Đối với các cấu kiện chịu kéo, mối nối được bố trí so le nhau. Khoảng cách giữa các mối nối không nhỏ hơn 35 lần đường kính của loại cốt thép lớn nhất trong mối nối.
Trị số môment lực xiết chặt phù hợp với quy định ghi trong bảng 5.

noi cot thep bang ren 10 Công nghệ nối cốt thép bằng ống nối Cupler

Mối nối được kiểm soát chất lượng theo các trình tự sau:

- Kiểm tra chứng chỉ xuất xưởng và chứng chỉ đã được kiểm định chất lượng sản phẩmdo nhà sản xuất cung cấp.
- Kiểm tra chất lượng các đầu ren trên cốt thép.
- Kiểm tra chất lượng mối nối sau khi lắp ống ren.
- Lấy ≥03 mẫu mối nối để thực hiện thí nghiệm kéo tĩnh cho từng loại cốt thép.

Hải Châu sưu tầm biên soạn.

Kiến thức về máy nâng Leave a comment

Tổng quan về hộp giảm tốc

Hộp giảm tốc có tác dụng giảm tốc, đúng theo tên gọi của nó. Người ta phải dùng hộp giảm tốc bởi vì động cơ thường có tốc độ khá cao, trong khi ta lại chỉ cần tốc độ quay khá nhỏ. Ví dụ động cơ xe máy của cậu thường quay ở vài ngàn vòng/phút, trong khi bánh xe chỉ quay với tốc độ vài trăm vòng/phút. Các máy móc công nghiệp cũng vậy, chúng chỉ cần quay tốc độ chậm để vừa với thao tác của công nhân, trong khi động cơ điện lại quay khá nhanh. Hộp giảm tốc được lắp với động cơ ở “trục vào”, khi động cơ quay thì “trục ra” của hộp sẽ quay chậm với tốc độ tùy theo tỷ số truyền của động cơ. Nếu ta cần “trục ra” quay với các tốc độ khác nhau thì khi đó, ta cần một hộp giảm tốc có khả năng thay đổi tỷ số truyền; loại hộp này còn được gọi là “hộp số”.

HGT banh rang tru 2 300x168 Tổng quan về hộp giảm tốc


Ta có thể thắc mắc: thế thì tại sao không làm luôn loại động cơ quay chậm phù hợp với nhu cầu sử dụng để khỏi cần dùng hộp giảm tốc? Nguyên do là:
- Động cơ quay nhanh thì nhỏ gọn, dễ chế tạo và giá rẻ hơn động cơ quay chậm với cùng 1 công suất
- Thực tế có rất nhiều nhu cầu sử dụng khác nhau nhưng khó chế tạo động cơ với tốc độ bất kỳ
Vậy là ta vẫn cần hộp giảm tốc để dùng cùng với động cơ.
Việc phân loại hộp giảm tốc thì có nhiều cách, nhưng phổ biến nhất là phân theo số cấp giảm tốc và phân theo nguyên lý truyền động.
Nếu phân theo số cấp thì ta có loại 1 cấp, loại 2 cấp, 3 cấp… Khi ta lắp 2 bánh răng ăn khớp có số răng khác nhau thì tốc độ của 2 trục bắnhh răng khác nhau với tỷ lệ nghịch của số răng. Cậu có thể nghĩ rằng: nếu thế thì cần gì nhiều cấp, nếu ta muốn tỷ số truyền bao nhiêu thì chỉ cần lắp phối hợp 2 bánh răng với số răng tương ứng tỷ lệ nghịch là xong? Tiếc rằng không làm thế được, vì lý do không gian cũng như vật liệu và công nghệ. Nếu ta cần tỷ số truyền bằng 3 thì ta cần 1 cấp truyền động, đây là điều bình thường vì số răng (và cũng chính là độ lớn) của 2 bánh răng chỉ chênh nhau 3 lần; nhưng nếu ta cần tỷ số truyền bằng 30 mà làm bánh răng này to gấp 30 lần bánh răng kia thì bánh răng nhỏ sẽ hỏng rất nhanh, do nó phải làm việc với tần suất quá lớn, thêm nữa là bánh răng to sẽ rất lớn, khó chế tạo chính xác và khó lắp ráp. Vì thế, người ta chế tạo hộp nhiều cấp với tỷ số truyền mỗi cấp trong khoảng 3~5 là OK.

HGT TH3 300x224 Tổng quan về hộp giảm tốc
Nếu phân loại theo nguyên lý truyền động thì ta có các loại như: bánh răng trụ, bánh răng côn, bánh răng hành tinh, bánh vít trục vít… Sở dĩ có nhiều nguyên lý do mỗi loại có những ưu và nhược điểm riêng, tùy đặc điểm sử dụng mà ta chọn loại phù hợp. Ví dụ loại bánh răng trụ thì rẻ và ổn định, nhưng chỉ truyền động cho các trục //; loại bánh răng côn thì cho các trục không //, loại hành tinh thì đồng trục, loại bánh vít thì có khả năng tự hãm và êm ái v.v…

Nguồn: tự sưu tầm

Kiến thức về máy nâng Leave a comment

Con lăn dẫn hướng cáp cho rulo SF1

Dòng sản phẩm: Bộ dẫn hướng cáp điện
moden: SKG

Đường kính cáp: 50 mm2

Hướng dẫn cáp: 2 hướngSKG SF1 300x300 Con lăn dẫn hướng cáp cho rulo SF1

Xuất xứ: Koreel – Hàn Quốc

Mua bán thiết bị công nghiệp, Ru lô cuốn cáp , , , Leave a comment

Palang cáp điện, xe con hai dầm hàn quốc

Xe con hai dầm hàn quốc

Moden: KD-10-H12-MH

Tải trọng nâng hạ: 10 tấn

Tốc độ nâng hạ: 12 m/phpalang 2dam Palang cáp điện, xe con hai dầm hàn quốc

Động cơ nâng hạ:9 x 8 Kw

Tốc độ di chuyển: 3,7 m/phút

Động cơ nâng hạ:0,74 x 4 Kw

Điện áp: 3 pha, 380V, 50 Hz

Kiểu điều khiển: Điều khiển bằng tay bấm 6 nút

Xuất xứ: KGCRANE – Hàn Quốc

Mua bán thiết bị công nghiệp, Palang, tời điện, Đăng Sản Phẩm Leave a comment

Phanh thuỷ lực kiểu tang trống

Phanh thủy lực kiểu tang trống chuyên dùng cho cơ cấu nâng hạ và di chuyển, dùng cho cầu trục, cổng trục, thang máy tời nâng tổ hợp..vv

Phanh thủy lực thường đóng là thiết bị không thể thiếu trong các cơ cấu truyền động của máy nâng và các ngành công nghiệp khác. Với con đẩy thủy lực nên có thể điều chỉnh được tốc độ và thời gian phanh làm quá trình phanh xả ra êm dịu và không bị giật và độ tin cậy cao, Đường kính tang phanh từ 160 đến 800mm. Phanh thủy lực có độ an toàn cao cho các cơ cấu nâng nên phanh thủy lực ngày càng được áp dụng rộng rãi thay thế dần các loại phanh kiểu đối trọng và phanh điện từ cũ.

Ứng dụng:
Cơ cấu nâng hạ, di chuyển, treo hãm…

brake 0101 Phanh thuỷ lực kiểu tang trống
Phanh thuỷ lực 300x300 Phanh thuỷ lực kiểu tang trống

Mua bán thiết bị công nghiệp, Phụ kiện cầu trục, Thiết bị khác, Đăng Sản Phẩm , , , , , , , Leave a comment

Nơi bán rulo cuốn ống nước kiểu lò xo chất lượng tốt nhất tại Việt Nam

Rulo cuốn ống nước kiểu lò xo

Mã hiệu: RWA

Chiều dài ống lớn nhất: 30mwater twa 300x240 Nơi bán rulo cuốn ống nước kiểu lò xo chất lượng tốt nhất tại Việt Nam

Áp xuất làm việc: 10kg/cm3

Lắp đặt: Treo tường, trần nhà

Xuất xứ: Koreel – Hàn Quốc

Sử dụng cho các ngành công nghiệp thực phẩm, công nghiệp khác…

Mua bán thiết bị công nghiệp, Ru lô cuốn cáp, Đăng Sản Phẩm , , , , , , Leave a comment

xe con đồng bộ tổ hợp cho nhà xưởng, đóng tàu thuỷ điện

s xe con20t 300x225 xe con đồng bộ tổ hợp cho nhà xưởng, đóng tàu thuỷ điện
Tốc độ nâng hạ: 8 m/ph
Động cơ nâng hạ: 7,5 kW
Hộp giảm tốc: ZQ400
Phanh thủy lực: YWZ300/25
Tang cuốn cáp: 300×1000 mm
Tốc độ di chuyển cầu trục: 20 m/ph
Động cơ di chuyển: 1,5 kw
Hộp giảm tốc di chuyển:  ZDY
Bánh xe di chuyển: 170 mm

Mua bán thiết bị công nghiệp, Thiết bị khác, Đăng Sản Phẩm , , , , , , Leave a comment